
Bật mí: Nội tiết kém uống thuốc gì để nhanh cải thiện
Nội tiết tố kém đang là nỗi ám ảnh của không ít chị em phụ nữ. Nhiều người loay hoay không biết nên uống thuốc gì là an toàn. Để giải đáp cho tình trạng này hãy theo dõi bài viết sau đây nhé. Bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh và khoa học, chị em có thể chọn thuốc để cải thiện. Hiện nay, để khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu hụt nội tiết tố có 3 cách phổ biến: Nội tiết kém nên uống thuốc gì: Bổ sung estrogen tổng hợp (thuốc Tây) Đây là cách bổ sung estrogen trực tiếp, nhanh chóng nhất mà đa số chị em phụ nữ dùng. Thuốc này có thể dễ dàng mua về dùng thông qua đường tiêm truyền hoặc uống. Tuy nhiên, hiệu quả tức thì đồng nghĩa với việc phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt tác dụng phụ. Những hậu quả không mong muốn như: dị ứng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Thậm chí nguy hiểm hơn, nếu dư thừa lượng estrogen tổng hợp mà không có khả năng tự đào thải, có thể gây ung thư, gây đột quỵ… Vì vậy cần thận trọng, phải có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Có những trường hợp không được phép sử dụng như phụ nữ trên 65 tuổi, bệnh nhân bị bệnh ung bướu, tim mạch, gan… Nội tiết kém có thể bổ sung estrogen từ thảo dược tự nhiên Việc sử dụng thảo dược giúp cơ thể tự sản sinh estrogen là hướng đi an toàn và hiệu quả hiện nay. Lựa chọn này có thể thay thế cho các liệu pháp bổ sung estrogen tổng hợp. Trong số các dược liệu được sử dụng tăng cường estrogen hiện nay thì SQ Lady Plus được đánh giá cao hơn cả. Sản phẩm này đã được chứng minh công dụng bổ sung nội tiết tố nữ estrogen tự nhiên an toàn, nhanh chóng. SQ Lady có công dụng vượt trội, cải thiện được các triệu chứng nội tiết kém ngoài sức mong đợi Trong từng viên uống SQ Lady Plus gói gọn trọn vẹn các tinh chất quý của thiên:Tinh dầu hoa anh thảo có khả năng hồi sinh nội tiết, giảm triệu chứng tiền mãn kinh. Tinh chất mầm đậu nành: cân bằng nội tiết tố, chống khô hạn Collagen tự nhiên: bổ sung collagen, tăng đàn hồi cho da. Chưa hết, còn có cả các tinh chất quý: Tảo Spirulina, sữa ong chúa giúp chị em duy trì và kéo dài thời kỳ xuân sắc, luôn giữ vẻ trẻ trung, tự tin và hấp dẫn. Nội tiết kém nên uống thuốc gì: Sử dụng thuốc đông y Khi chọn giải pháp này, chị em cần hết sức kiên nhẫn trong một thời gian dài. Đông thời, việc giữ tâm lí thoải mái và thói quen lành mạnh hỗ trợ là hết sức quan trọng. Sau đây là một số bài thuốc đông y khắc phục nội tiết kém: Thuốc khắc phục nội tiết kém do chứng âm hư can vượng Bài thuốc thứ nhất bao gồm: Sinh địa 16g; hoài sơn, sơn thù, đơn bì, bạch linh, trạch tả, kỷ tử mỗi thứ 12g; cúc hoa 10g, bạch thược 20g, sài hồ (sao giấm), hạ khô thảo đều 12g, câu đằng 10g; nếu mất ngủ gia sao táo nhân, bá tử nhân, dạ giao đằng. Bài thuốc thứ hai bao gồm: Sinh địa, bạch thược, nữ trinh tử mỗi thứ 12g; bạch cúc, hoàng linh, táo nhân mỗi thứ 9g, sinh long mẫu 30g, mỗi ngày 1 thang, sắc làm 2 lần uống. Thuốc khắc phục nội tiết kém do chứng tâm thận bất giao Sinh địa thục địa, đơn bì, phục thần, bạch linh, bạch thược, mạch môn mỗi thứ 12g, ngũ vị tử 4g, viễn chí 4g, thạch xương bồ 12g, sao táo nhân 20g, hoàng liên 4g, cam thảo, đại táo 3 quả. Thuốc khắc phục nội tiết kém do thể thận âm hư Bài thuốc gồm có: Đương quy, sinh địa, đào nhân, sài hồ, xích thược, xuyên ngưu tất mỗi thứ 12g; xuyên khung, hồng hoa, chỉ xác, sơn tra, trúc nhự mỗi thứ 10g, sinh hoàng kỳ 30g, bạch linh 12g, trần bì 10g, cam thảo 3g sắc uống. Chú ý: Tất cả những bài thuốc trên cần có sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ có kinh nghiệm Trên đây là những chia sẻ về nội tiết kém nên uống thuốc gì? Với 3 lựa chọn phổ biến trên, mong rằng bạn đọc sẽ có lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất hãy đi thăm khám và có sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn nhé!

Rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Rối loạn nội tiết tố nữ trở nên roc rệt hơn khi chị em bước vào thời kì tiền mãn kinh. Các triệu chứng và biểu hiện của nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày. Chưa kể đến những thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lí của chị em. Vậy rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Tìm hiểu về rối loạn nội tiết tố nữ Để chị em có cái nhìn tổng quan hơn, sau đây sẽ là những thông tin dựa trên thắc mắc của đa số các chị em. Hãy nắm chắc các thông tin dưới đây để nhanh chóng loại bỏ tình trạng này Rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Tình trạng rối loạn nội tiết tố estrogen còn được gọi là sự rối loạn hormone trong cơ thể nữ giới. Đây là hiện tượng lượng nội tiết tố estrogen bị suy giảm trong một thời gian kéo dài, dẫn đến cơ thể chị em bị thiếu hụt nội tiết tố nữ. Hàm lượng estrogen trong cơ thể nữ giới có mức giao động từ 50 – 400pg/ml, nếu lượng nội tiết tố dưới mức 100gp/ml sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. Tình trạng rối loạn nội tiết tố hay thiếu hụt nội tiết tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản, thậm chí có thể cướp mất thiên chức làm mẹ của nữ giới. Ngoài ra, tình trạng rối loạn nội tiết tố còn gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể và chức năng sinh lý của phụ nữ. Rối loạn nội tiết tố có những ảnh hưởng gì? Những ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chị em. Có những biểu hiện dày vò cả tuyến nội tiết bên trong và biểu hiện ra cả bên ngoài. Đặc biệt gây suy giảm và đe dọa trực tiếp đến chức năng sinh sản: Chức năng của tử cung và buồng trứng bị suy giảm Rối loạn nội tiết tố nữ hay suy giảm nội tiết tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của buồng trứng. Lượng estrogen suy giảm đe dọa trực tiếp đến chức năng sinh sản. Rối loạn nội tiết tố có nguy cơ vô sinh Đây là một trong những ảnh hưởng nặng nề của rối loạn nội tiết tố đến nữ giới. Khi bị rối loạn hay suy giảm nội tiết tố, chị em dễ mắc phải các bệnh phụ khoa. Đồng thời, điều này khiến cho hoạt động sản xuất và rụng trứng không được đảm bảo. Nó ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, thậm chí khiến chị em mất hoàn toàn khả năng thụ thai. Rối loạn nội tiết tố gây suy giảm ham muốn tình dục Sự suy giảm hormone estrogen và progesterone trong cơ thể giới khiến tốc độ sản xuất hormone tình dục suy giảm. Đó cũng là nguyên nhân gây ra các hiện tượng khô âm đạo và giảm ham muốn ở phụ nữ. Mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống nữ giới. Vậy, các chị em cần hết sức lưu tâm và có những biện pháp khắc phục kịp thời. Làm gì để cải thiện nội tiết tố tự nhiên Khi phát hiện các dấu hiệu triệu chứng liên quan đến rối loạn nội tiết tố thì chị em cần điều chỉnh kịp thời. Việc này giúp nhanh chóng khắc phục tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe: Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc cân bằng nội tiết tố. Chính vì thế nên mọi người nên duy trì cho mình chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất dinh dưỡng giàu vitamin. Hạn chế tuyệt đối việc ăn nhiều đồ ăn cay nóng, chua… Nói không với đồ uống có chất kích thích như rượu bia thuốc lá và cà phê. Duy trì cho mình chế độ tập luyện thể dục thể thao: để tăng cường sức khỏe. Ổn định giấc ngủ nên ngủ lí tưởng nhất khoảng 7-8h trên ngày. Không nên làm việc quá vất vả: Nhất là việc lao động chân tay. Duy trì tâm trạng vui vẻ thoải mái tránh áp lực, stress kéo dài. Không nên sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều: Nhất là những đồ vật có chứa sóng điện từ quá lớn vì nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể. Có một chế độ quan hệ tình dục đều đặn: vì nó có khả năng giữ cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Rối loạn nội tiết tố khi nào cần gặp bác sĩ Khi áp dụng các biện pháp tự nhiên để cải thiện mà không hiệu quả chị em cần nhờ đến bác sĩ. Bên cạnh đó, khi có các dấu hiệu nghiêm trọng trong cơ thể cũng cần đi thăm khám ngay. Đặc biệt là hiện tượng rong kinh khi bị rối loạn kinh nguyệt. Rong kinh sẽ khiến tình trạng đau bụng này trở nên dữ dội hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp đau bụng kèm theo nôn mửa, tụt huyết áp, chuột rút,… Với những biểu hiện nguy hiểm, chị em phải đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị. Trên đây là những chia sẻ thông tin về rối laonj nội tiết tố nữ là gì? Qua đây mong răng các thắc mắc của chị em đã được giải đáp. Nếu tình trạng này kéo dài và có những triệu chứng nguy hiểm, chị em nên đi thăm khám để được điều trị an toàn.

Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn gì để cải thiện nhanh nhất
Rối loạn nội tiết tố gây cản trở lớn đến đời sống của các chị em. Ai cũng biết, đối với phụ nữ thì estrogen có vai trò lớn để duy trì sức khỏe sắc đẹp. Khi bị rối loạn nội tiết, thay đổi chế độ ăn được xem là một giải pháp hiệu quả. Hãy cùng xem ngay bài viết để xem đó là các loại thực phẩm nào nhé. Các chị em phải ghi lại ngay các thực phẩm tốt cho việc cân bằng nội tiết. Sau đây sẽ là liệt kê chi tiết các loại thực phẩm đạt hiệu quả cao Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn súp lơ xanh Súp lơ xanh là được xếp vào top đầu thực phẩm tăng cường nội tiết cho phụ nữ. Trong loại rau này chứa DIM kích thích cơ thể sản sinh ra lượng lớn estrogen nội sinh. Dưỡng chất này cũng có nhiều trong các loại rau họ cải xanh. Ngoài ra trong súp lơ xanh còn chứa: Vitamin C chống oxy hóa, sulforaphane và folate ức chế tế bào ung thư, vitamin K tốt cho xương và tim mạch. Nên ăn hạt đậu nành và các món ăn từ đậu nành Đây là thực phẩm kích thích sản sinh ra estrogen tự nhiên rất tốt cho chị em phụ nữ. Đặc biệt đậu nành nảy mầm là loại thực vật có hàm lượng estrogen cao nhất trong tự nhiên. Thêm vào đó, dinh dưỡng trong đậu nành cũng rất được đánh giá cao. Trong đậu nành chứa: Protein, glycine, genistein, tinh bột, chất béo,… Ăn đậu nành là cách đơn giản nhất để ổn định lại nội tiết tố trong cơ thể. Đặc biệt dành cho các chị em suy giảm estrogen thời kỳ mãn kinh. Để tăng nội tiết tố nữ nên ăn: Quả bưởi Bưởi hay các loại trái cây như cam quýt có hàm lượng vitamin C cao và mọng nước. Chúng mang lại nguồn chất xơ dồi dào cho cơ thể để chống oxy hóa hiệu quả. Ngoài ăn trực tiếp, cũng có thể bổ sung mỗi ngày một cốc nước ép bưởi để làm đẹp da, cân bằng nội tiết tố. Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn hạt lanh Là một loại hạt có chứa hàm lượng lớn phytoestrogens – Đây là một loại estrogen có nguồn gốc thực vật với các chức năng tương tự estrogen. Nhờ đó, khi ăn hạt lanh, cơ thể sẽ được bổ sung thêm một lượng hormone tốt giúp cải thiện nội tiết. Bên cạnh đó nó còn giúp phòng bệnh tim mạch và ung thư. Hạt lanh được chế biến theo cách tán thành bột mịn để kết hợp với các loại đồ ăn, đồ uống. Đây là cách dùng đơn giản nhất cũng mang lại hiệu quả cao nhất. Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn bông cải xanh Đây là một trong những loại rau xanh có hệ dinh dưỡng dồi dào nhất. Bông cải xanh có chứa các khoáng chất quan trọng như canxi, kẽm, sắt,… các vitamin A, C, K, B6,…. Các thành phần trong bông cải xanh có thể kích thích sự sản sinh estrogen. Nhờ đó, cơ thể được điều hòa nội tiết, làn da tươi khỏe hơn, và phòng ngừa được nhiều bệnh tật. Để chế biến bông cải xanh, bạn có thể áp dụng phương pháp hấp, xào hoặc nấu canh đều rất ngon. Lưu ý, không nên nấu bông cải quá chín, dưỡng chất sẽ không còn được trọn vẹn. Muốn cân bằng nội tiết nên ăn – Củ maca Các thành phần dưỡng chất có trong củ macavô cùng dồi dào. Mỗi 28g bột maca sẽ có chứa 2g chất xơ, 4g đạm, 20g carbohydrate, 91 calo cung nhiều loại vitamin và dưỡng chất khác. Thêm vào đó, có 2 thành phần quan trọng là polyphenol và glucosiolate trong củ maca. Chúng giúp cơ thể tăng sản sinh nội tiết tố nữ, cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Đồng thời, củ maca giúp bổ sung năng lượng và cải thiện ham muốn tình dục ở nữ giới. Muốn cân bằng nội tiết nên ăn hạnh nhân Hạnh nhân được xem là thực phẩm giàu năng lượng. Hạnh nhân có các khoáng chất, vitamin B, E, phytoestrogen và nhiều chất chống oxy hóa khác. Ăn hạt hạnh nhân giúp tăng cường nội tiết tố nữ rất tố, điều hòa nhiều loại hormone trong cơ thể. Loại quả này còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa đột quỵ rất tốt Muốn cân bằng nội tiết nên bổ sung gan lợn Ít ai biết đến công dụng điều hòa nội tiết của gan lợn. Bộ phận này có chứa rất nhiều thành phần tốt không kém các loại thịt. Phân tích chỉ ra omega 3 và nhiều khoáng chất như kẽm, magie, canxi,… các vitamin A, D, B có trong gan. Ăn một lượng gan vừa đủ sẽ giúp tăng nội tiết tố cho các chị em. Nó còn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và tốt cho mắt. Các bác sĩ cũng khuyến cáo chúng ta chỉ nên ăn gan 2 lần mỗi tuần. Muốn cân bằng nội tiết nên ăn cá hồi Đây là loại cá béo có chứa một lượng lớn chất kháng viêm omega 3. Cá hồi là nguồn protein lành mạnh cho chị em đang gặp phải vấn đề về rối loạn nội tiết tố. Ăn cá hồi giúp thúc đẩy sự sản sinh nội tiết tố của cơ thể, tránh các vấn đề về rối loạn cảm xúc. Hơn nữa, nhóm chất chống oxy hóa trong cá hồi chống lão hóa, tốt cho cả tim và não bộ. Với những ai đang thiếu hụt canxi cũng nên ăn nhiều cá hồi. Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn khoai lang Khoai lang được biết đến […]

Rối loạn nội tiết tố nữ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Rối loạn nội tiết tố nữ đã trở thành vấn đề của đa số chị em phụ nữ. Khi nội tiết bị rối loạn, chị em sẽ mệt mỏi bởi những biểu hiện khó chịu. Có thể nói nội tiết như nguồn nhựa sống của phụ nữ. Thấy được tầm quan trọng ấy, chị em cần thực sự hiểu về rối loạn nội tiết ngay sau đây. Rối loạn nội tiết tố là gì? Nội tiết tố nữ là 1 loại hormone sinh dục trong cơ thể phụ nữ, tên khoa học là estrogen. Nội tiết tố nữ Estrogen rất quan trọng đối với cơ thể phụ nữ. Nó giúp định hình tính nữ và là nhân tố tạo nên những nét riêng biệt chỉ có ở phái nữ. Những biểu hiện như: ngực nở, eo thon, làn da mịn màng, giọng nói trầm. Đồng thời, nội tiết tạo nên chu kỳ kinh nguyệt đánh dấu khả năng sinh sản của chị em. Nội tiết tố nữ Estrogen được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng, tuyến thượng thận. Ở vị trí nhau thai cũng tiết ra nội tiết tố nữ nhưng chỉ với 1 lượng rất nhỏ. Sau đó sẽ đi theo các mạch máu đến và điều chỉnh chức năng của các cơ quan khác. Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng trong cơ thể chị em lượng hormone này có quá nhiều hoặc quá ít. Tình trạng này ảnh hưởng tới sắc đẹp, sức khỏe cũng như đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến nội tiết khiến nó mất cần bằng. Chị em cần tránh những hành động dễ gây rối loạn nội tiết tố nữ sau đây: Rối loạn nội tiết do chu kì kinh nguyệt khi phụ nữ xảy ra quá trình rụng trứng để khởi đầu một chu kì kinh nguyệt mới. Lúc này buồng trứng sẽ ngừng sản xuất progesteron và hàm lượng estrogen tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng hoormone. Nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc tránh thai Trong thành phần thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa hàm lượng estrogen cực cao. Chính vì thế nó sẽ làm suy giảm lượng progesteron gây rối loạn nội tiết ức chế quá trình rụng trứng. Rối loạn nội tiết tố nữ do thiếu ngủ Phụ nữ bị thiếu ngủ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến 10 loại hoormone. Trong đó có 2 loại estrogen và testoterone, và ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Nguyên nhân rối loạn nội tiết dó căng thẳng kéo dài Phụ nữ bị căng thẳng mệt mỏi kéo dài có thể gây mất cân bằng hoormone trong cơ thể. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân chóng mặt, ham muốn tình dục bị suy giảm và khô âm đạo. Ăn uống thiếu chất gây mất cân băng nội tiết Việc phụ nữ ăn uống kiêng khem để giữ dáng sẽ dẫn đến việc thiếu nghiêm trọng chất béo. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàm lượng estrogen trong cơ thể. Điều này tác động đến vùng đồi dưới và cả tuyến yên. Đó là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất estrogen của buồng trứng. Nguyên nhân do môi trường sống và làm việc độc hại Phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc độc hại sẽ có chu kì kinh nguyệt bất thường. Do đó, chị em nên cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm và chú ý đến môi trường làm việc. Biểu hiện khi cơ thể rối loạn nội tiết tố nữ Có rất nhiều biểu hiện để nhận ra tình trạng này. Chị em cần hết sức lưu ý xem mình có gặp phải trường hợp nào dưới đây không nhé: Tăng cân liên tục Sự cân bằng của hormone cũng đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe. Khi phụ nữ có tuổi, họ có xu hướng tin rằng tăng cân là không thể tránh khỏi. Vì vậy, sự mất căng bằng nội tiết tố nữ gây khó khăn cho việc duy trì cân nặng khỏe mạnh. Các hệ thống nội tiết, tuyến giáp, hệ tiêu hóa đều có thể đóng vai trò trong sự mất cân bằng gây tăng cân. Giảm ham muốn tình dục Một trong những triệu chứng đáng chú ý nhất của sự mất cân bằng nội tiết tố nữ là ham muốn thấp. Điều này có thể là do mất cân bằng estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Lo lắng, cáu kỉnh, trầm cảm Lo lắng, thay đổi tâm trạng và trầm cảm là những manh mối, là dấu hiệu của sự rối loạn nội tiết tố nữ. Hầu hết, sự thay đổi tâm trạng và cảm thấy lo lắng trong các tình huống mà trước đây họ thường xử lý một cách bình tĩnh. Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ: Mất ngủ và ngủ kém Nhiều phụ nữ cảm thấy khó ngủ trước những ngày đến chu kỳ. Điều này là do sự thiếu hụt, sự sụt giảm mạnh của hormone progesterone trước kỳ kinh nguyệt. Progesterone có tính chất thư giãn. Vì vậy khi mức độ giảm xuống, nó có thể khiến bạn có cảm giác bồn chồn và dẫn đến giấc ngủ kém. Nóng bừng và đổ mồ hôi đêm Đối với nhiều phụ nữ, đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa là dấu hiệu khó chịu đầu tiên cho thấy có gì đó không ổn. Nguyên nhân có thể là do quá nhiều hoặc quá ít estrogen hay progesterone. Sự mất cân bằng hormone khác trong cơ thể bạn đến từ tuyến thượng thận, buồng trứng, tuyến giáp, tuyến tụy và đường tiêu hóa cũng có thể là nguồn gốc của vấn đề. Thèm ăn Cảm giác thèm ăn và ăn [...]

Xét nghiệm nội tiết tố nữ – Những điều cần biết
Rối loạn nội tiết có thể khiến phụ nữ gặp nhiều trục trặc về sinh lý, nhanh lão hóa và dễ đối diện với nguy cơ vô sinh. Chủ động xét nghiệm nội tiết tố hằng năm sau tuổi 40 sẽ giúp chị em lường trước các khả năng có thể xảy ra, từ đó bảo vệ chất lượng cuộc sống một cách tốt nhất. Xét nghiệm nội tiết là gì? Xét nghiệm nội tiết nữ là việc thực hiện các xét nghiệm nhằm đánh giá tình trạng hoạt động và khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. Từ đó có thể phát hiện các rối loạn trong nội tiết, xác định chức năng sinh sản/ nguy cơ vô sinh rồi từ đó tìm hướng điều trị phù hợp. Phụ nữ nên làm xét nghiệm nội tiết tố thường xuyên, định kỳ khoảng 1-2 lần/năm để chắc chắn các chức năng của cơ thể nói chung và khả năng sinh sản nói riêng vẫn bình thường. Đặc biệt, với phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, khó mang thai, thụ tinh trong ống nghiệm… thì việc xét nghiệm này gần như là bắt buộc. Xét nghiệm nội tiết tố bao gồm những gì? Thông thường, việc xét nghiệm nội tiết tố sẽ bao gồm 7 xét nghiệm chính, gồm các chỉ số: FSH, LH, testosterone, estrogen, prolactin, progesterone và AMH. Trong đó, bộ 3 nội tiết tố Estrogen, testosterone và progesterone có vai trò lớn trong việc duy trì sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp của người phụ nữ. Estrogen Estrogen là hormone được tiết ra từ buồng trứng, giúp quy định giúp đặc tính đặc trưng của người phụ nữ. Dạng phổ biến nhất của estrogen là E2 (estradiol) với ngưỡng bình thường ở khoảng 70–220 pmol/L (hoặc 20–60 pg/mL). Estrogen tăng quá cao sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, thay đổi cảm xúc, rụng tóc, tăng nguy cơ ung thư vú… Testosterone Testosterone được biết đến là hormone nam giới, tuy nhiên ở phụ nữ, chúng cũng tồn tại một lượng nhất định giúp phát triển hệ cơ và tăng cảm xúc, ham muốn tình dục. Nồng độ Testosterone ở phụ nữ bình thường khi dao động từ 15 – 70 mg/dL. Progesterone Progesterone là hormone giúp kích thích sự phát triển niêm mạc tử cung và tuyến vú nhưng lại ức chế quá trình chín và rụng trứng. Với thai phụ, nồng độ progesterone cao sẽ giúp bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ bình thường có chỉ số progesterone quá cao (bình thường từ 5-20 ng/mL) sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực như giảm ham muốn, “khô hạn”, nổi mụn, mệt mỏi, giảm khả năng thụ thai. FSH FSH là hormone được giải phóng từ thùy trước tuyến yên, có tác dụng kích thích noãn bào phát triển và kích thích bao noãn tiết estrogen. Ở phụ nữ, chỉ số FSH bình thường ở ngưỡng 1,4–9,6 IU/L. Nếu xét nghiệm thấy nồng độ FSH cao có nghĩa là nồng độ estrogen cao, dự trữ buồng trứng thấp, có thể nghi ngờ về hội chứng buồng trứng đa nang. LH LH (Hormone Luteinizing) cũng được tiết ra ở thùy trước tuyến yên. Ở nữ giới, hormone này kích thích buồng trứng để sản xuất ra estradiol. Xét nghiệm nồng độ LH trong khoảng 0,8–26 IU/L được cho là bình thường. Nếu vượt ngưỡng, nguy cơ buồng trứng đa nang sẽ tăng cao. Prolactin Prolactin được tiết ra từ tuyến yên, có vai trò quan trọng cho quá trình tiết sữa. Chúng có thể gây ức chế hormone sinh sản, ngăn cản sự rụng trứng. Mẹ đang cho con bú trong những tháng đầu thường có nồng độ Prolactin cao, có thể giúp tránh thai tự nhiên. Tuy nhiên, phụ nữ bình thường có nồng độ Prolactin vượt ngưỡng (từ 127 – 637µU/mL) có nguy cơ vô sinh. AMH AMH (Anti-Mullerian Hormone) giúp đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Bình thường, nồng độ này sẽ dao động từ 2 – 6,8 ng/ml. Nếu AMH quá thấp thì khi làm thụ tinh ống nghiệm, cơ thể sẽ đáp ứng kém. Nhưng nếu AMH quá cao thì phụ nữ dễ bị buồng trứng đa nang và nguy cơ vô sinh. Xét nghiệm nội tiết tố vào thời gian nào? Nồng độ của các nội tiết tố nữ sẽ thay đổi khác nhau theo chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, để chẩn đoán được chính xác nhất, việc xét nghiệm cần được thực hiện theo những thời gian khác nhau: Xét nghiệm chỉ số FSH và LH: từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của vòng kinh Xét nghiệm chỉ số progesterone (PRG): Trong ngày thứ 21 của vòng kinh 28 ngày Riêng xét nghiệm chỉ số prolactin, testosterone, estrogen và AMH có thể thực hiện ở tất cả các ngày, tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm. Trường hợp nào cần xét nghiệm kiểm tra nội tiết? Có những trường hợp bạn cần kiểm tra nội tiết càng sớm càng tốt, chúng đang cảnh báo bạn đang rơi vào trạng thái bất thường: Phụ nữ tuổi dậy thì nhưng vẫn vô kinh hay còn bị vô kinh nguyên phát ( chưa bao giờ có kinh nguyệt) hoặc vô kinh thứ phát ( trước đây đã từng cs+ó nhưng vì một vài lý do hoặc không hiểu vì sao kinh nguyệt thưa dần, không đều hoặc mất hẳn dù chưa bước qua tuổi 45) Những trường hợp có chu kì không đều, rong kinh, rong huyết kéo dài hoặc chu kì trên 35 ngày Phụ nữ buộc làm xét nghiệm trước khi làm thụ tinh trong ống nghiệm Phụ nữ có tình trạng vô sinh, hiếm muộn, khó thụ thai hoặc khó giữ thai Phụ nữ bị cắt buồng trứng Phụ nữ có các triệu chứng thiếu hụt/rối loạn nội tiết nặng Ngoài những đối tượng trên, việc xét nghiệm nội tiết […]

Rối loạn kinh nguyệt – Không thể coi thường
Kinh nguyệt được ví như tấm gương phản ánh sức khỏe của người phụ nữ. Kinh nguyệt của mỗi người thường có chu kỳ, số lượng và đặc điểm nhất định. Sự rối loạn kinh nguyệt có thể ở bạn gái tuổi dậy thì hoặc ở độ tuổi rối loạn tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết, tuy nhiên có những rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm. Rối loạn kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 – 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml. Rối loạn kinh nguyệt: là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống. Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời. Rối loạn kinh nguyệt thường gặp và khiến chị em phụ nữ lo lắng Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt như thế nào? Khám phụ khoa – Kinh nghiệm chị em cần phải biết Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý khi gặp phải một số biểu hiện bất thường sau của rối loạn kinh nguyệt Bất thường về chu kỳ kinh Kinh nguyệt ngắn: Kinh nguyệt ngắn là tình trạng chu kỳ kéo dài chưa đến 21 ngày. Kinh nguyệt dài: Kinh nguyệt dài tức là chu kỳ kinh nguyệt của chị em kéo dài nhiều hơn bình thường (trên 35 ngày). Vô kinh: Vô kinh là tình trạng kinh nguyệt bị dừng từ 6 tháng trở lên. Rong kinh: Rong kinh là tình trạng số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu ra ở âm đạo vượt trên 100 ml. Bất thường về máu kinh Là những bất thường về số lượng và ngày có kinh. Kinh nguyệt ít (Thiểu kinh): Kinh nguyệt ít là tình trạng lượng máu kinh ra quá ít trong một chu kỳ (dưới 50 ml). Kinh nguyệt nhiều (Cường kinh): Kinh nguyệt nhiều là tình trạng lượng máu kinh ra quá nhiều trong một chu kỳ (trên 100 ml) và thường kèm theo những cục máu đông lớn. Kinh nguyệt không tuân theo quy luật Kinh nguyệt không tuân theo quy luật là tình trạng lúc kinh nguyệt ngắn, kinh nguyệt dài, lúc kinh ra nhiều kinh ra ít. Máu kinh bất thường Thường là máu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường. Bất thường về triệu chứng khác kèm theo khi đến chu kỳ kinh nguyệt Trong đó các bất thường về kinh nguyệt, thống kinh là hiện tượng phổ biến nhất, thường có triệu chứng đau bụng dưới khi hành kinh. Nếu đau, cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra có thể thấy đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt Tình trạng kinh nguyệt thất thường xảy ra ở nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân, hay không phải lúc nào cũng do một nguyên nhân duy nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp: Ảnh hưởng của nội tiết tố Mỗi giai đoạn của người phụ nữ đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố bao gồm tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con, và cho con bú sẽ làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Trong tuổi dậy thì, cơ thể trải qua những thay đổi lớn. Có thể mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng và thời gian bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phổ biến tại thời điểm này. Giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi. Thời kỳ mãn kinh tính từ 12 tháng kể từ thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Sau thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ không còn những chu kỳ kinh. Trong thời gian mang thai, kinh nguyệt chấm dứt. Hầu hết phụ nữ không có kinh trong khi cho con bú. Nguyên nhân thực thể Thai nghén bất thường: Chửa ngoài tử cung, dọa sảy thai.. Tổn thương thực thể của cổ tử cung – polyp cổ tử cung – Polyp buồng tử cung – u xơ tử cung, quá sản nội mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang… U tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường. Nhiễm khuẩn: viêm nhiễm […]