
Tắm nước nóng có hại cho tinh trùng?
Hiện nay tỷ lệ vô sinh ở nam giới đang ngày càng có xu hướng tăng lên nhanh chóng, thậm chí có xu hướng vượt cao hơn cả tỷ lệ ở nữ giới. Tỷ lệ vô sinh ở nam giới tăng cao là do nhiều nguyên nhân gây ra, trong những nguyên nhân đó, có nhiều nguyên nhân xuất phát từ chính thói quen không tốt của nam giới. Trong các thói quen không tốt đó, có rất nhiều thói quen sinh hoạt mà chúng ta không ngờ tới đó là thói quen tắm nước nóng. Vậy tắm nước nóng có hại cho tinh trùng không, chúng ta cùng tìm hiều trong bài viết dưới đây. Khi tắm, nước thường ở nhiệt độ ấm, tầm 38-39 độ C, thời gian tắm chỉ vài phút, do đó tác động của nước nóng tới tinh hoàn không đáng kể. Tinh trùng chỉ ‘nguy hiểm’ khi bạn đi xông hơi, ngâm lâu trong bồn nước nóng, hoặc làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao. Vì sao tắm nước quá nóng lại gây vô sinh? Nhiều nghiên cứu ở đàn ông đã cho thấy những người bị hiếm muộn đều có 30 phút tắm dưới bồn nước nóng hoặc tiếp xúc với nhiều nguồn nóng khác nhau như từ máy tính, laptop. Theo một số bác sĩ, tinh hoàn của nam giới chỉ hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 2 đến 4 độ C. Do vậy nếu muốn tinh hoàn hoạt động tốt, muốn có con thì nam giới nên hạn chế và phòng ngừa các việc làm khiến cho tinh trùng bị nóng, có thể ví dụ như uống rượu bia, ăn thực phẩm cay nóng, hút thuốc, tắm nước nóng,… Khi tắm nước nóng, nhiệt độ của nước cao hơn so với nhiệt độ cơ thể sẽ có tác hại trực tiếp tới hoạt động của bìu và gây ra ảnh hưởng không tốt tới chức năng của tinh hoàn trong quá trình sản sinh tinh trùng. Điều này gây cản trở quá trình sản sinh tinh cũng như chất lượng của tinh trùng bị suy giảm đáng kể. Một chứng minh chân thực nữa về việc vô sinh vì tắm nước quá nóng đó là các nhà khoa học đã tiến hành thực hiện một thí nghiệm. Thí nghiệm này được thực hiện trên loài chuột và kết quả đã cho thấy là tinh hoàn tiếp xúc với nhiệt độ 43 độ C trong thời gian 15 phút một ngày, liên tục trong một tuần đã tác động xấu đến khả năng sinh tinh. Gây hại ở tế bào biểu mô ống dẫn tinh và làm giảm lượng hoóc môn testosterone trong máu. Từ thí nghiệm trên có thể thấy rằng nhiệt độ có thể gây ảnh hưởng tới tinh hoàn, tới chất lượng và số lượng tinh trùng. Kết luận đưa ra đó là nhiệt độ tinh hoàn chính là lý do quyết định quá trình sản sinh tinh trùng ở nam giới. Nếu ở nhiệt độ thích hợp, tinh hoàn sẽ tự sản xuất tinh trùng tốt, tinh trùng khỏe mạnh làm tăng khả năng thụ thai. Và ngược lại nếu ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài sẽ làm cản trở tới quá trình sản sinh tinh trùng, gây ra nguy cơ vô sinh. Lời khuyên đưa ra từ các bác sĩ Theo những thông tin chia sẻ trên đây chắc bạn đã phần nào trả lời được cho câu hỏi tắm nước nóng có hại cho tinh trùng? Theo lời khuyên của các bác sĩ nam khoa đó là không nên tắm ở nhiệt độ quá cao và không nên ngâm mình quá lâu trong nước nóng. Trong thời gian ngắn thì sẽ không làm sao nhưng về lâu dài, thói quen tắm nước quá nóng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của đấng mày râu. Đối với những bạn nam còn trẻ và chưa lập gia đình thì tốt nhất là nên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, tránh hút thuốc, ăn đồ cay nóng và đặc biệt hạn chếđể cơ quan sinh dục tiếp xúc với các nguồn nóng. Hãy chỉ tắm với nước nóng vừa đủ và tắm trong thời gian vừa phải để đảm bảo “tinh binh” luôn khỏe mạnh.

Có thai khi đang uống thuốc tránh thai hàng ngày
Nếu vẫn có thai khi uống thuốc tránh thai thì nguyên nhân rất có thể là do uống thuốc không đủ, không đúng cách, thuốc không đảm bảo hoặc giảm và mất tác dụng do tương tác với thuốc khác. Thuốc tránh thai là gì? Thuốc tránh thai là loại thuốc có chứa thành phần thành phần chính là hocmon sinh dục nồng độ cao ngăn chặn trứng tiếp xúc với tinh trùng, do đó trứng không thể làm tổ trong tử cung. Ngoài ra thuốc tránh thai còn có tác dụng trong việc điều hòa kinh nguyệt hoặc khắc phục tính nam hóa do buồng trứng tiết nhiều androgen. Thuốc tránh thai được phân loại theo 2 cách Theo thành phần: Thuốc tránh thai kết hợp (chứa cả progestin và estrogen) và thuốc tránh thai chỉ chứa progestin (dùng cho phụ nữ đang cho con bú). Theo cách dùng: Thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hàng ngày. Để dễ dàng hướng dẫn và đáp ứng theo nhu cầu của người sử dụng, thuốc tránh thai thường được phân loại theo cách thứ 2. Uống thuốc tránh thai hàng ngày mà vẫn có thai, tại sao? 11 dấu hiệu mang thai sớm và chính xác nhất Mỗi hộp thuốc ngừa thai hàng ngày chứa 21 hoặc 28 viên duy trì lượng hocmon cần thiết cho cơ thể để ức chế quá trình rụng trứng, làm đặc dịch cổ tử cung ngăn chặn tinh trùng xâm nhập và làm mỏng niêm mạc tử cung không cho trứng làm tổ. Cách dùng là uống viên đầu tiên vào ngày đầu tiên có kinh theo đường chỉ dẫn, khi uống hết vỉ thuốc thì nghỉ 7 ngày, trong thời gian nghỉ sẽ thấy kinh nguyệt. Thuốc tránh thai hàng ngày đạt hiệu quả tới 95%, nhưng đôi khi uống thuốc tránh thai hàng ngày vẫn có thai, nguyên nhân có thể như sau: Uống thuốc không đủ Nếu phụ nữ quên uống thuốc thuốc tránh thai hằng ngày, đặc biệt trường hợp quên quá 2 viên tránh thai hằng ngày mà không uống bù thuốc đúng cách và dùng thêm các biện pháp tránh thai bảo vệ không hormone khác (như bao cao su,…) thì khả năng tránh thai thất bại là rất cao. Một số phụ nữ bị nôn ói trong thời gian ngắn ngay sau khi uống thuốc mà không uống bù, bỏ thuốc giữa chừng khi đang uống, uống thuốc kèm với các thức ăn uống có thể giảm hoặc ngăn sự hấp thu thuốc. Điều này khiến cơ thể không hấp thu đủ hàm lượng thuốc cần thiết dẫn đến việc có bầu khi uống thuốc tránh thai. Uống thuốc không đều Uống thuốc không đều là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ đã uống thuốc tránh thai hàng ngày vẫn có bầu. Phải uống thuốc tránh thai hằng ngày mới có thể đạt được hiệu quả cao. Phụ nữ sẽ có nguy cơ mang thai cao nếu có quan hệ tình dục và không sử dụng biện pháp ngừa thai nào trong lúc quên hoặc uống thuốc tránh thai không đều. Tuy nhiên, thực hiện đầy đủ chuẩn theo yêu cầu này có thể sẽ hơi khó, đặc biệt là những phụ nữ bận rộn vì công việc hay con nhỏ, hay quên. Do đó, nếu thường xuyên quên thuốc, phụ nữ có thể lựa chọn các biện pháp tránh thai khác không yêu cầu phải ghi nhớ, chú ý mỗi ngày, như là que cấy tránh thai, đặt vòng tránh thai,… Uống thuốc không đúng giờ Để vừa đảm bảo hiệu quả mà lại giảm thiểu được tác dụng phụ của các chế phẩm ngừa thai, thì viên tránh thai hằng ngày đã được giảm liều nội tiết tố trong mỗi viên thuốc. Hàm lượng thuốc trong mỗi viên thấp hơn nên chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, ngoài việc phải uống thuốc đều đặn hàng ngày, phụ nữ nên uống thuốc ngừa thai vào một giờ cố định trong ngày để đạt được hiệu quả tốt. Nếu uống thuốc sai giờ, trong một khoảng thời gian dài thuốc không được phân bố trong cơ thể mà lại có quan hệ tình dục trong lúc này thì khả năng có thai sẽ là rất cao. Uống rượu thường xuyên Thuốc tránh thai bị mất tác dụng khi được sử dụng với rượu do ethanol ngăn cản quá trình hấp thu của thuốc Sử dụng các thuốc điều trị kèm thuốc tránh thai hàng ngày Một số thuốc kê đơn thúc đẩy quá trình chuyển hóa quá gan, gây cảm ứng enzym gan làm thuốc tránh thai bị nhanh đào thải ra khỏi cơ thể như: Các thuốc điều trị lao, kháng sinh rifampicin, streptomycin. Thuốc chống nấm, thuốc chống co giật phenobarbital. Griseofluvin và thuốc kiểm soát HIV/AIDS Điều kiện bảo quản thuốc không đảm bảo Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Cần bảo quản thuốc ở nơi khô mát, tránh xa ánh nắng mặt trời. Ngoài ra cũng nên xem hạn sử dụng của thuốc. Phụ nữ thừa cân Hãng NBC cũng đã trích dẫn một số nghiên cứu cho thấy, thuốc ngừa thai khẩn cấp ngày càng kém hiệu quả đối với phụ nữ nặng cân và những chị em này có khả năng “dính bầu” cao hơn gấp 4 lần so với những người dùng nhẹ cân hơn. Ăn bưởi và uống nước ép bưởi cùng thuốc tránh thai hàng ngày Trong bưởi có chứa hóa chất có tác dụng kìm hãm sự chuyển hóa của estrogen. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại thuốc ngừa thai nào cũng tương tác với bưởi hoặc nước bưởi. Bạn khó để biết thuốc nào tương tác với nước bưởi, thuốc nào không. Cho nên biện pháp tốt nhất là tránh bưởi hoặc nước bưởi khi sử […]

Tiêm phòng uốn ván bà bầu – Thời điểm nào là phù hợp
Uốn ván là một trong những bệnh lý nhiễm trùng cấp tính gây nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Tiêm phòng uốn ván bà bầu giúp tạo miễn dịch với bệnh, ngăn ngừa ảnh hưởng nguy hiểm của uốn ván với mẹ và thai nhi. Tiêm phòng uốn ván bà bầu là gì? Bệnh uốn ván – còn được gọi là phong đòn gánh – là chứng bệnh gây co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp nơi trong môi trường sống, có thể lây nhiễm vào người khỏe qua vết thương hở. Đặc biệt, khả năng sinh tồn của vi khuẩn uốn ván rất mạnh. Đun sôi, tiệt trùng trong thời gian dài vẫn có khả năng không loại bỏ được vi khuẩn uốn ván một cách triệt để. Các triệu chứng của bệnh là những cơn co cứng cơ kèm đau đớn, trước tiên ở các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy, sau lan ra cơ thân. Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Vì sao nên tiêm phòng uốn ván bà bầu? Ở bà bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập tại vị trí cắt và buộc dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Một khi các vi khuẩn tấn công vào cơ thể, chúng sẽ sản xuất một loại độc tố tên là tetanospasmin đi vào máu. Độc tố này khiến trẻ bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Trẻ sơ sinh dễ mắc uốn ván nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu chưa được chủng ngừa bệnh nên không nhận được khả năng miễn dịch truyền từ mẹ. Do đó, ở độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ nên tiêm phòng uốn ván để bảo vệ toàn diện cho mẹ và bé, chuẩn bị cho thời điểm chuyển dạ sinh con. Theo các bác sĩ, tiêm uốn ván giúp người mẹ tự tạo kháng thể trước, tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng cũng hỗ trợ cho trẻ, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh. Vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định an toàn cho mẹ và bé, không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, các thai phụ nên thực hiện tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Tiêm uốn ván cho bà bầu là một biện pháp nhằm giúp người mẹ tạo ra kháng thể để tránh lây nhiễm cho con cũng như mắc bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ Thời điểm lịch tiêm phòng uốn ván bà bầu Các xét nghiệm khi mang thai – Mẹ bầu không thể bỏ qua Với phụ nữ mang thai lần đầu Trước đó chưa tiêm phòng uốn ván hoặc không tiêm đủ liều vaccin trước đó sẽ được tiêm 2 mũi: Mũi 1: Được tiêm khi thai kỳ được khoảng 20 tuần trở lên Mũi 2: Được tiêm sau mũi tiêm đầu ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày. Với phụ nữ mang thai lần hai Trường hợp khoảng cách thai giữa 2 lần mang thai là < 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm 1 liều uốn ván khi mang thai đủ 24 tuần. Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai > 5 năm hoặc trước đó mới tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì nên tiêm 2 liều như mang thai lần đầu. Với sản phụ mang thai lần 3 Với sản phụ mang thai lần 3 cần chú ý nếu đã tiêm phòng đầy đủ 5 mũi uốn ván trước đó thì khi mang thai lần 3 mà mũi tiêm cuối cùng trước đó 10 năm thì không cần tiêm mũi nhắc lại bây giờ. Ngược lại, nếu thời gian này hơn 10 năm thì sản phụ cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Còn nếu trong lần mang thai trước, sản phụ tiêm đủ 2 mũi uốn ván cách nhau không quá 10 năm thì ở lần mang thai này nên tiêm uốn ván cho bà bầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Tiêm uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Theo nhận định của các bác sĩ, việc tiêm uốn ván cho bà bầu thực chất là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho mẹ để tránh việc lây nhiễm khi chuyển dạ, đồng thời có thể hỗ trợ sang cơ thể bé, để hạn chế tối đa việc bị nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn. Vì vậy, việc tiêm uốn ván trong thai kỳ sẽ không có ảnh hưởng đến thai nhi, mà còn là việc để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con. Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván bà bầu Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý đi tiêm phòng uốn ván mà cần tuân thủ đúng lịch tiêm theo giai đoạn mang thai của mình hoặc lịch của trung tâm y tế; Không cần quá lo lắng khi cảm thấy đau tại vị trí tiêm, sốt, đau đầu, dị ứng,… sau tiêm vì đây là lúc vắc xin uốn ván bắt đầu hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Các triệu chứng này thường không nghiêm trọng […]

Tiêm phòng thủy đậu cho phụ nữ chuẩn bị mang thai
Thủy đậu là căn bệnh lành tính thường xuất hiện ở trẻ em, nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, do vậy tiêm phòng thủy đậu là phương pháp phòng tránh hiệu quả và an toàn nhất. Bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào? Bệnh thủy đậu do virus Varicella gây ra, thường lây lan với tốc độ chóng mặt, biểu hiện ban đầu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể hoặc trong niêm mạc lưỡi và miệng. Ở thời điểm phát bệnh, thường kèm theo một số triệu chứng khác như: Sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, có hạch sau tai, viêm họng,… Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát và khó chịu ở vị trí có các nốt xuất hiện. Một số trường hợp bị nhiễm trùng thì dịch bên trong các nốt có màu trắng đục do chứa mủ. Sau hơn 1 tuần, các mụn nước tự vỡ ra và hồi phục dần. Bệnh thủy đậu còn có khả năng dẫn đến viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm thận, viêm cầu thận cấp, viêm tai giữa, viêm thanh quản,… Đa số những người mắc phải thủy đậu là trẻ em. Bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng không kiêng cữ, vệ sinh sạch sẽ và sử dụng thuốc đúng quy định thì dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tiêm vắc-xin thủy đậu chính là biện pháp phòng ngừa an toàn, hiệu quả nhất. Mẹ bầu bị thủy đậu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ và sắp sinh thì biến chứng bệnh thủy đậu khi mang thai cũng có thể từ mẹ truyền sang cho thai nhi, làm bé có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Nghiên cứu của Enders G, Miller E và cộng sự (năm 1994) trên 1.739 bệnh nhân cho thấy: 0,4% phụ nữ có thai bị thủy đậu trước tuần thứ 12 sinh con mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, nguy cơ tăng lên khoảng 2% nếu xảy ra trong tuần 13 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là những bóng nước vỡ và để sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là: Bất thường về thần kinh như: chậm phát triển trí tuệ, tật đầu nhỏ, não úng thủy, co giật, hội chứng Horner Bất thường về mắt như: teo dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, viêm màng võng mạc, tật nhãn cầu nhỏ, rung giật nhãn cầu Bất thường các chi: teo/ liệt tứ chi Bất thường về tiêu hóa: trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp/ tắc ruột… Nếu người mẹ mang thai bị bệnh thủy đậu trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa hoặc thủy đậu sơ sinh do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong bé sơ sinh lúc này lên đến 25 – 30% số trường hợp bị nhiễm. Nếu người mẹ mang thai bị thủy đậu trong 3 tháng giữa, đặc biệt tuần 13 – 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Trong số những trẻ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh, có đến 30% trẻ tử vong trong những tháng đầu đời, và 15% có nguy cơ mắc bệnh Zona trong 4 năm đầu đời. Nếu người mẹ mang thai bị thủy đậu trong giai đoạn sớm của thai kỳ (tuần thứ 8 – 12) thì nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4% Chính vì vậy để giảm thiểu rủi ro trên, chị em phụ nữ đang có kế hoạch sinh con cần tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai. Tiêm vacxin phòng thủy đậu trước khi mang bầu là việc rất cần thiết để bảo vệ mẹ và thai nhi Hiệu quả của tiêm phòng thủy đậu Sau khi tiêm vắc-xin thủy đậu phải mất thời gian khoảng 1 – 2 tuần để vắc-xin phát huy tác dụng. Vì vậy, trong thời gian này vẫn nên cẩn thận, tránh tiếp xúc với người bệnh. Thời gian miễn dịch có hiệu quả trong vòng 15 năm. Sau khoảng thời gian này thì nên tiêm mũi nhắc lại để phát huy tác dụng phòng ngừa. Phụ nữ chuẩn bị mang thai sau khi tiêm vắc-xin thủy đậu cần lưu ý: Không có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm Sau 6 tuần kể từ khi tiêm thì nên tránh tiếp xúc với người bệnh Phụ nữ đang cho con bú nên cẩn thận khi tiêm vì virus có thể được bài tiết qua sữa mẹ Giữ gìn vệ sinh cẩn thận sau khi tiêm vắc-xin thủy đậu Nếu có những biểu hiện bất thường sau khi tiêm như: Co giật, sốt cao,… cần đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Trường hợp nào không nên tiêm phòng thủy đậu Mặc dù tiêm vắc-xin thủy đậu là việc nên làm vì sức khỏe của sản phụ và thai nhi và để không lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khuyến cáo không nên tiêm: Những người đang bị sốt, nổi ban, dị ứng Người bị bệnh tim mạch, gan, thận hay những bệnh về máu khác Người bị bệnh liên quan đến bạch cầu, đang điều trị bệnh và hệ thống miễn dịch bị ức chế do xạ trị Người suy giảm miễn dịch Có tiền sử phản ứng với bất kỳ thành […]

Thiểu ối khi mang thai: Chuẩn đoán và cách điều trị
Thiểu ối là gì? Thiểu ối là chỉ nước ối ở cuối thai kỳ ít hơn 300ml. Quá ít nước ối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị cho trẻ sơ sinh (trẻ sơ sinh là chỉ thai nhi và trẻ sơ sinh ở giai đoạn trước sinh, lúc sinh và sau sinh, thường là chỉ tuần 28 đến 7 ngày sau khi sinh). Tỷ lệ nước ối quá ít thường khoảng từ 0.4-4%. Nếu thể tích nước ối dưới 50ml, tỷ lệ tử vong trong chu kỳ sinh cao tới 88%. Nước ối là chất lỏng trong khoang ối của tử cung khi mang thai. Nước ối là thành phần không thể thiếu để duy trì sự sống thai nhi trong suốt thai kỳ. Ở các giai đoạn khác nhau của thai nhi, nguồn nước ối sẽ khác nhau. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, nước ối chủ yếu tới từ các thành phần huyết tương của phôi. Sau đó, khi các cơ quan của phôi thai bắt đầu trưởng thành, các thành phần khác như nước tiểu, hệ hô hấp, đường tiêu hóa, dây rốn, bề mặt nhau thai cũng tạo ra nước ối. Cách chữa khi bị thiểu ối Điều trị y tế Khi phát hiện nước ối ít, có thể căn cứ vào thai nhi có bị dị tật hoặc tuần thai nhi lớn hay nhỏ để lựa chọn phương án điều trị. Nước ối ít kết hợp với dị tật thai nhi Nếu đã được chẩn đoán dị tật thai nhi nên chấm dứt mang thai càng sớm càng tốt. Có thể sử dụng hướng dẫn siêu âm để chích Oxaliplatin. Nước ối quá ít với thai nhi bình thường Khi phát hiện nước ối quá ít, nhưng thai nhi đang phát triển bình thường, nên tìm kiếm nguyên nhân và loại bỏ nó. Có thể cải thiện chức năng nhau thai và chống nhiễm trùng bằng cách tăng lượng chất lỏng thay thế. Phụ nữ mang thai nên đếm chuyển động của thai nhi để theo dõi. Bác sĩ nên thực hiện cho điểm sinh lý thai nhi. Thông qua theo dõi động lực siêu âm, tỷ lệ thể tích nước ối và tốc độ lưu lượng máu tối đa tâm thu so với tốc độ dòng máu tâm trương tối thiểu (S /D), và theo dõi điện tử thai nhi, theo dõi chặt chẽ tình trạng thai nhi tử cung. Các phương pháp điều trị cụ thể như sau: Chấm dứt thai kỳ Đối với những thai đã đủ tháng và thai nhi có thể sống sót sau khi ra khỏi tử cung, thai nên được chấm dứt ngay lập tức. Nếu xuất hiện chức năng nhau thai có vấn đề, suy thai, hoặc khi màng bị vỡ nước ối quá ít hoặc nhiễm trùng phân su nghiêm trọng, nếu trong khoảng thời gian ngắn không thể kết thúc mang thai thì nên sử dụng mổ để chấm dứt thời kỳ mang thai, giảm tỷ lệ chết bệnh trong chu kỳ thai. Chức năng của thai nhi vẫn tốt, không có tình trạng thiếu oxy trong tử cung rõ ràng, vỡ ối nhân tạo rõ ràng, có thể sản xuất thử âm đạo. Nếu bạn chọn thử sinh qua âm đạo, bạn nên theo dõi chặt chẽ tiến trình chuyển dạ và liên tục theo dõi sự thay đổi nhịp tim của thai nhi. Điều trị tăng lượng nước ối Đối với thai kỳ chưa đủ tháng, phổi thai nhi chưa trưởng thành, có thể tăng lượng nước ối để điều trị và kéo dài thai kỳ. Phương pháp thêm dịch ối có thể được sử dụng để giảm tỷ lệ giảm nhịp tim thai, tỷ lệ nhiễm trùng nước ối và tỷ lệ mổ lấy thai. Đồng thời, các cơn co tử cung cũng nên được sử dụng để ngăn ngừa sinh non. Điều trị bằng thực phẩm khi bị thiểu ối Tầm quan trọng của nước với phụ nữ mang thai Các mẹ bầu bị thiểu ối quá ít trong khi mang thai nên chú ý đến chế độ ăn uống của họ. Họ có thể tăng lưu thông máu để bổ sung lượng nước ối bằng cách uống nhiều nước hơn, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít các thực phẩm lợi tiểu, đồng thời phải chú ý nghỉ ngơi trên giường. Thông qua việc uống sữa đậu nành và uống canh hoặc uống các loại trà kích thích ăn uống để bổ sung nước ối cũng là một điều tốt, đồng thời với việc bổ sung nước ối còn có thể tăng cường các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển cho thai nhi, nhưng nhớ đừng quá mức. Con đường ăn uống là cách nhanh nhất giúp khắc phục tình trạng thiếu ối trong thai kỳ. Thực phẩm là bài thuốc tự nhiên an toàn mà hiệu quả cho bầu. Mẹ đừng quên uống 4 loại nước sau: Nước mía Không chỉ thức uống giải khát được yêu thích mùa Hè mà uống nước mía còn giúp thai nhi tăng cân nhanh tronh những tháng cuối đồng thời trị thiếu ối, ốm nghén rất hiệu quả. Nước mía giúp bổ sung canxi, magie, kali, sắt, các loại vitamin A, B, C, đồng thời trong đó có chứa gần 30 a-xit hữu cơ khác. Lời khuyên là nếu thiếu ối, mỗi ngày mẹ uống một ly nước mía. Nước dừa Để nước ối cán mốc “chuẩn” nhanh nhất, mẹ đừng quên bổ sung nước dừa vào thực đơn hằng ngày. Trong nước dừa có chứa clorua, kali, magie, đường, muối, protein … để giúp mẹ ổn định huyết áp và ngừa được nhiều biến chứng sản khoa nguy hiểm. Các loại nước ép trái cây Vô vàn các loại trái cây theo mùa sẵn sàng phục vụ mẹ bầu. Đó là táo, ổi, cam, dâu… luôn giàu các loại vitamin […]

Tầm quan trọng của nước với phụ nữ mang thai
Ngay từ giai đoạn còn trong bụng mẹ, thai nhi đã được sống trong môi trường nước ối và cơ thể bé cũng được cấu tạo từ 90% nước. Tầm quan trọng của nước với sức khỏe mẹ bầu là rất lớn. Uống đủ nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Nhu cầu nước mỗi ngày của bà bầu là bao nhiêu? Để đáp ứng nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, trong những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể từ 1,8 – 2,0 lít nước mỗi ngày. Những tháng cuối thai kỳ thì nên tăng lên từ 2,0 đến 2,5 lít nước trong một ngày. Hiệu quả nhất là cách 2 tiếng uống 1 ly, cứ thế dùng 7 – 8 ly trong một ngày là đủ. Thêm một ly nước (250ml) sau 1h vận động. Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1 – 2 ly nữa để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi. Tầm quan trọng của nước đối với bà bầu Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất để biết bà bầu bị mất nước là kiểm tra màu nước tiểu. Nước tiểu có màu vàng đậm, có thể nói ngay được thai phụ đang bị thiếu nước trong cơ thể. Ngoài biểu hiện trên, khi thiếu nước bà bầu sẽ có các dấu hiệu như: khô miệng, khô môi, kho mũi, mệt mỏi, nóng trong người, chóng mặt… Nước không chỉ giúp tăng sức khỏe nói chung. Các nghiên cứu đã cho thấy mẹ uống nước đủ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai. Nước sẽ giúp các mẹ đi tiểu đều từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ở đường tiết niệu, đảm bảo nhu cầu máu vốn tăng cao trong cơ thể mẹ và tránh mất nước khi mẹ bị đổ mồ hôi. Bà bầu hay đổ mồ hôi rât nhiều để làm mát cơ thể cũng như do quá trình trao đổi chất quá nhiều. Các nhà khoa học tin rằng, nếu uống không đủ nước làm tăng nguy cơ thai ngôi ngược, dây rốn bị quấn cổ và tăng nồng độ của phân tử trong chất lỏng. Ngoài ra, uống nước giúp bạn hạn chế chứng trữ nước, giúp bạn giảm phù nề. Dù mang thai hay không thì nước luôn một trong những chất lỏng quan trọng nhất của cơ thể cũng như duy trì chức năng của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt, đối với cơ thể phụ nữ có thai, nước có vai trò quan trọng hơn nữa vì bạn sẽ cần nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày của cơ thể. Nước rất thiết yếu đối với các tế bào máu cũng như phòng ngừa tình trạng khử nước. Tình trạng khử nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như gây đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt, kích thích dạ con dẫn tới sẩy thai trong 3 tháng đầu. Nước duy trì thân nhiệt, làm mát cơ thể, đặc biệt là trong những tháng nóng nực, ẩm ướt; giúp giảm thiểu được tình trạng ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu, táo bón, trĩ. Ngoài ra, nước giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, một hiện tượng rất phổ biến khi có thai. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ loãng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Nước cũng là thành phần thiết yếu trong sữa mẹ cũng như hỗ trợ quá trình tiết sữa. Nước giúp vận chuyển dinh dưỡng từ máu của mẹ tới bào thai. Và uống đủ còn giúp phòng tránh mất nước cho mẹ. Đây là điều đặc biệt quan trọng trong 3 tháng cuối, khi mất nước có thể gây co bóp tử cung và tăng tỷ lệ sinh non. Như vậy, tầm quan trọng của nước với phụ nữ mang thai là rất lớn. Từ đó, các mẹ bầu nên có chế độ bổ sung nước đầy đủ hàng ngày. Tầm quan trọng của nước đối với thai nhi Cung cấp dinh dưỡng cho bé: Thai nhi lấy dinh dưỡng từ nước ối, trong này bao gồm 90% nước và các dưỡng chất được chuyển hóa từ mẹ bao gồm đạm, vitamin, nguyên tố vi lượng, khoáng chất…. Chỉ khi được hòa tan trong nước thì thai nhi mới nhận được và hấp thu chúng dễ dàng. Nước hỗ trợ hệ tiêu hóa: Nước là dung môi hòa ta dinh dưỡng và cũng là “phương tiện” giúp em bé đào thải cặn bã. Hoạt động này sẽ giúp hệ tiêu hóa và bài tiết của bé đi theo đúng quy trình khoa học. Ngoài ra chính mẹ bầu cũng sẽ được lợi vì uống nước thường xuyên cũng giảm nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu, táo bón thường xảy ra khi mang thai. Nước giúp bé dễ dàng vận động: Em bé của bạn sẽ càng dễ dàng hoạt động nếu lượng nước ối càng nhiều. Các hoạt động này sẽ kích thích cơ bắt và phản xạ của con phát triển từng ngày. Vì thế vai trò của nước sạch còn là điều kiện đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho bé tự do khám phá trong bụng mẹ. Nước giúp bé bảo vệ làn da: Làn da của thai nhi tương đối mỏng và nếu phải va chạm vào thành tử cung thường xuyên sẽ gây ra các tổn thương nhất định. Điều này sẽ đảm bảo hơn nếu bé được bao bọc bởi túi ối lớn, với sức đàn hồi và khả năng chịu áp lực cực lớn sẽ giúp túi ối bảo vệ thai nhi trước các tổn thương va chạm gây ra. Uống nước […]

Xuất tinh ngoài âm đạo và khả năng mang thai
Xuất tinh ngoài âm đạo là phương pháp tránh thai truyền thống đã được sử dụng phổ biến từ rất nhiều thế hệ. Nhưng việc này có thực sự hữu hiệu trong việc tránh thai không? Làm thế nào để xuất tinh ngoài âm đạo an toàn, hạn chế thấp nhất nguy cơ có thai ngoài ý muốn? Thế nào là xuất tinh ngoài âm đạo? Xuất tinh ngoài âm đạo là cụm từ dùng để diễn tả một trạng thái mà khi quan hệ, nam giới sẽ đưa dương vật ra khỏi âm đạo của người phụ nữ trước khi có hiện tượng xuất tinh. Điều này sẽ giúp ngăn cản quá trình thụ tinh bằng cách không cho tinh trùng di chuyển vào trong tử cung rồi đến vòi trứng để gặp trứng, từ đó giảm thiểu khả năng hình thành thai. Hiện nay xuất tinh ngoài âm đạo vẫn được xem là một biện pháp tránh thai an toàn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, hiệu quả tránh thai đối với phương pháp này là không cao. Trên thực tế, có tương đối nhiều trường hợp xuất tinh ngoài âm đạo khi quan hệ vẫn có thai. Do vậy, biện pháp này không được khuyến khích sử dụng như một phương pháp tránh thai chính. Nhược điểm của phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo Xuất tinh ngoài âm đạo sẽ làm giảm khoái cảm của cả hai vợ chồng khi quan hệ. Do vậy nếu sử dụng biện pháp này kéo dài có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục, đặc biệt là ở nam giới; Khả năng mang thai ngoài ý muốn cao; Không hạn chế được việc lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. Xuất tinh ngoài có cần uống thuốc tránh thai không? Như đã nói ở trên, xuất tinh ngoài âm đạo không phải là một phương pháp tránh thai thật sự an toàn mà ngược lại, với phương pháp truyền thống này, khả năng mang thai ngoài ý muốn là rất cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn khi chưa có sự chuẩn bị cần thiết cho quá trình thai sản như: Khám tiền sản, tiêm phòng trước khi mang thai… Giải thích cho việc xuất tinh ngoài âm đạo nhưng vẫn có thai Mỗi lần xuất tinh, nam giới sẽ cho ra khoảng 300.000 tinh trùng được phóng vào âm đạo của nữ giới. Lượng tinh trùng này được phóng ra chủ yếu trong thời điểm xuất tinh của nam giới. Tuy nhiên ngay từ thời điểm bắt đầu quan hệ, nam giới đã tiết ra một chất nhầy và có một lượng nhỏ tinh trùng đã được giải phóng vào lượng chất nhầy này. Do vậy, dù chỉ với số lượng nhỏ tinh trùng trong đó thì vẫn thể có khả năng thụ thai như bình thường; Sử dụng phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo nhưng chọn vị trí xuất tinh ngay gần vùng kín nên tinh trùng vẫn có thể theo tinh dịch di chuyển vào trong âm đạo đến tử cung rồi vòi trứng gặp trứng mà hình thành tổ hợp thai; Một số trường hợp nam giới bị xuất tinh sớm người nam không thể tự kiểm soát được việc xuất tinh của bản thân nên bắt đầu xuất tinh ngay từ khi chưa rút hoàn toàn dương vật ra khỏi âm đạo của nữ giới. Khi sử dụng phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo mà cảm thấy không an toàn, bạn có thể sử dụng thuốc tránh thai, tuy nhiên nên có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về sử dụng thuốc cũng như chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Không tự ý sử dụng các loại thuốc tránh thai trên thị trường khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Mẹo giúp tăng hiệu quả tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo 11 dấu hiệu mang thai sớm và chính xác nhất Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp cho quá trình xuất tinh ngoài âm đạo đạt được hiệu quả tốt hơn bạn có thể tham khảo: Sử dụng kết hợp với thuốc diệt tinh trùng bôi vào âm đạo của nữ giới. Quan hệ tránh ngày rụng trứng: Như vậy nếu như có một số nhỏ tinh trùng có thể đi qua âm đạo vào tử cung thì cũng không thể gặp trứng để thụ tinh được. Điều này sẽ giảm đáng kể nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Ở một số nam giới khi bắt đầu có hiện tượng kích thích ham muốn sẽ có tăng tiết dịch nhầy kèm giải phóng một lượng tinh trùng nhỏ vào trong dịch. Với những tình huống này, nam giới nên đi tiểu trước khi bắt đầu quan hệ để có thể làm giảm thiểu phần nào số lượng tinh trùng đã được giải phóng ra trong niệu đạo. Khi xuất tinh ngoài nên chọn những vị trí xa vùng kín của nữ giới như đùi trên, bụng… để tránh việc nếu xuất tinh gần vùng kín, tinh trùng vẫn có thể theo lượng tinh dịch bám dính từ tử cung đến điểm xuất tinh để di chuyển vào trong âm đạo tử cung. Điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ thụ thai ngoài ý muốn. Khi xuất tinh ngoài âm đạo, người nam giới đóng vai trò chủ chốt quyết định. Xuất tinh là thời điểm nam giới đạt đến đỉnh điểm của cảm giác khoái cảm, do vậy không phải lúc nào nam giới cũng có thể kiểm soát được sự xuất tinh và kiềm chế được khoái cảm của bản thân. Trong thời điểm này, chỉ cần nam giới thực hiện việc rút dương vật ra khỏi âm đạo của […]

Tiêm trưởng thành phổi cho thai nhi nên hay không?
Tiêm trưởng thành phổi được sử dụng để giảm nguy cơ biến chứng suy hô hấp ở trẻ có nguy cơ bị sinh non. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết đến loại thuốc này đến khi được bác sĩ chỉ định. Vậy thuốc trưởng thành phổi là gì, nên tiêm khi nào, có tác dụng phụ không? Tiêm trưởng thành phổi là gì? Đó là thuốc Bethametasone và Dexamethasone, cả hai đều thuộc nhóm Corticosteroid giúp thúc đẩy trưởng thành phổi của thai nhi Cơ chế: TTP giúp phổi tăng khả năng chuyển phế bào I thành phế bào II, tăng tổng hợp và giải phóng Surfactant vào phế nang, giúp giảm hội chứng suy hô hấp cấp gây ra bởi thiếu Surfactant dẫn đến xẹp phế nang ở những trẻ sinh non. Có hai loại thuốc trưởng thành phổi được sử dụng hiện nay gồm: Dexamethasone và Betamethasone. Cả hai loại thuốc này đều thuộc nhóm Corticosteroid, có tác dụng thúc đẩy trưởng thành phổi ở thai nhi. Thai non tháng là gì? Thai đủ tháng là thai >37w, lúc này các cơ quan của thai trưởng thành để sẵn sàng thích ứng với cuộc sống bên ngoài. Sinh non là trẻ sinh ra từ 22-37w và được phân nhóm như sau: +Cực non: < 28w. +Rất non: 28-32w. +Non trung bình: 32-37w. Khi đẻ non nhiều cơ quan, nội tạng chưa trưởng thành về mặt chức năng, nhất là phổi—> nguy cơ suy hô hấp là rất lớn Khi nào tiêm trưởng thành phổi Khi có dấu hiệu dọa sinh non hoặc có nguy cơ sinh non cao thì mới phải tiêm trưởng thành phổi. Dấu hiệu dọa sinh non Sảy thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh Cơn co tử cung gây đau (ít nhất 2 cơn trong 1 giờ). Ra máu hay nhầy màu hồng âm đạo. Biến đổi ở cổ tử cung (Bs khám hoặc siêu âm mới biết được). Nguy cơ sinh non cao nếu Mẹ: Hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, khâu vòng CTC, tiền sử khoét chóp cổ tử cung, u xơ tử cung, dị dạng tử cung (tử cung đôi), tiền sử sinh non… Thai: Thai chậm tăng trưởng, rau tiền đạo, tiền sản giật, hết ối, ối vỡ, nhiễm khuẩn ối… (Thai IVF, đa thai: không nhất thiết phải tiêm trưởng thành phổi) Tiêm trưởng thành phổi thời điểm nào Tiêm TTP từ 24-34w. Nếu chưa sinh sau 7 ngày, cân nhắc tiêm lại 1 đợt (nếu còn nguy cơ sinh non trong 7 ngày tới). Thuốc và liều dùng: +Betamethasone 12mg (Diprospan (5+2)mg), tiêm bắp 2 lần, cách nhau 24h. +Dexamethasone 6mg tiêm bắp 4 lần cách 12h. Sau 34w việc tiêm TTP không có tác dụng với phổi thai nên việc tiêm lúc này không cần thiết. Thuốc trợ phổi hoạt động như thế nào? Khi mẹ bầu được tiêm trưởng thành phổi, thuốc sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và tác động theo nhiều cách: Tăng khả năng sản xuất surfactant, chất chỉ có đủ sau tuần thai 32. Surfactant có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch phế nang, chống lại lực đàn hồi của phổi. Nếu không sản xuất đủ surfactant, phổi có nguy cơ bị xẹp, dẫn đến suy hô hấp. Tăng thể tích phổi Giảm lượng chất lỏng trong phổi Đối với mẹ: Tăng đường huyết nhẹ, bắt đầu sau mũi tiêm đầu tiên 12 giờ và kéo dài trong khoảng 5 ngày. Vì vậy, tầm soát tiểu đường thai kỳ nên thực hiện trước khi tiêm thuốc hoặc sau đó 5 ngày để có kết quả chính xác. Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nặng cần ở lại để theo dõi. Bạch cầu tăng 30% sau 24 giờ và trở lại bình thường sau 3 ngày. Tiêm trưởng thành phổi có tác dụng phụ không? Theo cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hai loại thuốc trưởng thành phổi Betamethasone và Dexamethasone được sử dụng cho các mẹ bầu thuộc nhóm C: Có thể có nguy cơ. Như vậy có nghĩa thuốc trưởng thành phổi có tác dụng phụ. Đã có nhiều dữ liệu về tác hại ở não, chức năng hạ trúc đồi, tuyến yên và thượng thận thai. Tiêm trưởng thành phổi cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở mẹ bầu. Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra, thai nhi chậm tăng cân, liền khớp sọ sớm, cốt hóa sớm đầu xương dài và sau khi tiêm thì thai nhi ít vận động. Gây ra tăng đường huyết bắt đầu ở mũi tiêm trưởng thành phổi đầu, kéo dài trong 5 ngày. Vì thế, thai phụ cần phải được tầm soát tiểu đường thai kì khi tiêm để tránh tăng đường huyết không kiểm soát.

Sốt khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Nhiệt độ cơ thể trung bình là 36–37°C, nhưng nếu nhiệt độ tăng lên 38,3°C thì mẹ bầu đã bị sốt. Sốt khi mang thai thường đi kèm với các dấu hiệu như run rẩy, đổ mồ hôi, nhức đầu, mất nước, đau cơ và mệt mỏi. Sốt khi mang thai có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm do sốt gây ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt và mức độ sốt. Nếu sốt trong 3 tháng đầu do một số loại virus có thể gây ra: Gây sảy thai, thai chết lưu, có thể gây dị tật bẩm sinh. Trong các loại này virus hay gây sốt, thì sốt do nhiễm Rubella được xem là nguy hiểm nhất vì có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh bào thai với nguy cơ xảy ra lên đến 90%, có thể phải đình chỉ thai nghén. Sốt virus từ 3 tháng trở đi nguy cơ biến chứng thấp hơn, tuy nhiên một số bệnh vẫn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ và thai nhi. Ví dụ như sốt xuất huyết ở bất kỳ giai đoạn nào đều có thể gây mất máu ảnh hưởng tới mẹ và bé… Phụ nữ mang thai cơ thể suy giảm sức đề kháng nên khi bị sốt do nhiễm vi sinh vật, có thể các triệu chứng nặng hơn. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể gây nguy hiểm đến em bé. Thân nhiệt tăng cao đột ngột làm cho thai thai nhi không thích ứng được dễ dẫn đến tình trạng sảy thai. Mẹ bầu sốt khi mang thai cần phải sử dụng thuốc điều trị một số nguyên nhân gây bệnh có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn thai hay nhiễm khuẩn ối thì rất nguy hiểm vì hầu hết là phải loại bỏ thai nhi. Mẹ còn nguy cơ phải cắt tử cung. Sốt khi mang bầu có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới thai nhi. Để phòng tránh một số nguyên nhân gây sốt phụ nữ mang thai nên thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ trước khi có ý định mang thai, đặc biệt là rubella vì có thể gây dị tật thai khi mắc trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân gây sốt khi mang thai Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường trở nên yếu vì phải bảo vệ đến hai cơ thể. Do đó, bạn dễ bị nhiễm bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân sốt khi mang bầu: Viêm ruột thừa Dấu hiệu: Sốt, đau hố chậu phải âm ỉ và tăng dần; Nôn, buồn nôn, bí trung đại tiện. Khám: Phản ứng hố chậu phải, Mac burney (+), tử cung có thai phát triển bình thường Đây là trường hợp sốt do nguyên nhân ngoại khoa cần xử lý bằng phẫu thuật cắt ruột thừa. Bệnh cảm thông thường Cảm lạnh thường kèm theo sốt và các triệu chứng như sổ mũi, ho, đau họng và khó thở. Những triệu chứng này thường giảm dần từ 3–15 ngày. Nếu sau 15 ngày mà mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy đi đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng. Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh, bạn hãy quét dọn nhà cửa và nơi làm việc sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh. Bệnh cúm Cúm là nguyên nhân chính gây sốt trong thai kỳ. Các triệu chứng của cúm là đau nhức, sốt, ho và nôn mửa. Mẹ bầu hãy cố gắng uống nhiều nước, nghỉ ngơi đúng cách và đừng quên tiêm vắc xin nhé. Sốt khi mang thai do Nhiễm trùng đường niệu (UTI) Khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm trùng đường niệu (UTI) trong thời gian mang thai. UTI xảy ra do vi khuẩn di chuyển từ trực tràng hoặc âm đạo đến niệu đạo hoặc bàng quang. Triệu chứng của bệnh này là nước tiểu đục, chảy máu, sốt, ớn lạnh và cảm giác rát khi đi tiểu. Để chữa trị, bạn hãy uống nhiều nước và dùng kháng sinh theo quy định. Nếu không được điều trị sớm, bệnh UTI có thể gây nhiễm trùng thận và dẫn đến các biến chứng khác trong thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi tình trạng này. Viêm phổi Dấu hiệu: Sốt, thường sốt cao rét run, khó thở nhanh, đau ngực, ho có đờm Khám: Họng xung huyết đỏ, nghe phổi có ran nổ, ran ẩm. Chụp phổi có hình mờ thùy phổi (chú ý tấm chì bảo vệ thai nhi). Cần phát hiện và điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt. Sốt khi mang thai do virus Có thể do nhiều loại virus gây ra như cúm, rubella, quai bị, thủy đậu, virus dengue gây sốt xuất huyết.. Dấu hiệu: Sốt cao 38-40◦ C, viêm long đường hô hấp trên(đau họng, chảy mũi, ho…), đau mỏi toàn thân, dấu hiệu sốt hết sau 1 tuần. Rubella: Nổi ban ở mặt, tay, toàn thân. Quai bị: Sưng, nóng, đau tuyến nước bọt mang tai một bên hay cả 2 bên. Thủy đậu: Nổi mụn nước các kích thước khác nhau. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng: Hạ sốt, nâng cao thể trạng. Thai 3 tháng đầu cần chú ý khả năng ảnh hưởng đến thai, gây dị dạng thai. Sốt rét Dấu hiệu: Sốt rét không có biến chứng: Rét run, sốt nóng, ra mồ hôi có chu kỳ (hàng ngày hay cách ngày), nhức đầu, đau khớp, đau cơ. Có thể lách to Sốt rét ác tính có biến chứng nặng: Sốt rét kèm thêm thiếu máu, hôn mê, đái […]

Mang thai lại – Trăn trở của các mẹ bị sảy thai
Sảy thai là điều mà không một ai mong muốn, nó không chỉ ảnh hưởng trầm trọng tới tâm sinh lý của người mẹ, mà nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nữa nhé. Tuy nhiên, việc mong muốn mang thai lại càng sớm càng tốt là tâm lý chung của các bà mẹ. Mang thai lại sau khi sảy thai Sau khi sảy thai, cơ thể cần thời gian từ 2-3 tuần để cho tử cung ra hết dịch và máu đọng còn sót lại cũng như để cổ tử cung đóng lại sau sảy. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sau 4-8 tuần tính từ ngày sảy thai. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi sảy thai, người mẹ nên chờ ít nhất 6 tháng để cơ thể phục hồi hoàn toàn trước khi có thai trở lại. Lúc này, cơ thể của mẹ cần có thời gian hồi phục, lớp niêm mạc của tử cung phải khỏe lại để sẵn sàng cho một giai đoạn thai kỳ mới. Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng, đây cũng là quãng thời gian giúp các cặp vợ chồng bình tĩnh, quên đi nỗi đau buồn mất con, để chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo. Ngoài ra, sau sảy thai mang bầu quá sớm, nhau thai cũ còn sót lại trong tử cung làm que thử thai báo sai kết quả, khiến mẹ bầu lầm tưởng rằng mình đã mang thai. Bên cạnh đó, việc mang thai sau sảy thai sớm sẽ làm bác sĩ khó có thể xác định được thời điểm thụ thai, cũng như tuổi của thai nhi. Còn việc quan hệ sau khi sảy thai bạn không cần kiêng cữ quá lâu, chỉ cần khoảng 4 tuần cho mẹ bầu ổn định lại tâm lí, cũng như sức khỏe là có thể quan hệ được bình thường. Nhưng trong thời gian này, chưa nên mang thai, nên bạn hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ, để tránh làm ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Mang thai lại – Bí quyết giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh Thời điểm dễ thụ thai – Những bí quyết vàng Ngoài việc tìm hiểu về câu hỏi sảy thai bao lâu thì có thai lại, bạn cũng nên chú ý đến những điều sau để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh trong lần mang thai tới nhé Dành thời gian hồi phục tinh thần Sảy thai có thể gây ra tâm lý căng thẳng nếu bạn có ý định mang thai trở lại. Rất nhiều cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra như buồn, tức giận, thấy tội lỗi với bản thân mình. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy đợi ít nhất 1 – 2 chu kỳ kinh diễn ra bình thường trước khi cố gắng mang thai trở lại. Đây cũng là lúc để cơ thể bạn phục hồi cả về thể lực lẫn cảm xúc. Khoảng thời gian hồi phục này có thể lâu hơn nếu lần sảy thai trước diễn ra vào thời điểm thai kỳ muộn hơn bình thường. Phục hồi về thể chất Niêm mạc tử cung sẽ cần thời gian để hồi phục sau khi sảy thai. Vì vậy, bạn nên cho cơ thể mình thời gian để hồi phục sau những gì đã gặp phải. Nếu bạn vội vàng mang thai lại khi cơ thể chưa sẵn sàng thì nguy cơ sảy thai vẫn sẽ luôn rình rập. Trong thời gian chờ đợi, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh để chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tới bằng cách bổ sung axit folic và các vitamin đầy đủ cho cơ thể, hạn chế các thực phẩm nên kiêng khi sảy thai, duy trì cân nặng hợp lý, tập luyện thường xuyên, hạn chế dùng caffeine, không hút thuốc, uống rượu bia và chất kích thích,… Tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ khoa Khi đã sẵn sàng về cả tinh thần lẫn thể chất cho lần mang bầu tiếp theo và muốn biết rõ hơn sảy thai bao lâu thì có thai lại đối với trường hợp của mình, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản nhờ khám và tư vấn chi tiết hơn. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra về các vấn đề sức khỏe có thể gây ra biến chứng trong suốt thai kỳ. Nếu phát hiện dấu hiệu lạ, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị phù hợp trước khi bạn mang thai trở lại.