Bạn là Bác Sĩ, muốn tham gia cộng đồng bác sĩ? Đăng ký tại đây.
Health Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì? Các loại lạc nội mạc thường gặp

Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì? Các loại lạc nội mạc thường gặp

Lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến những cơn đau vùng bụng rất dữ dội, tồi tệ và dai dẳng đến nỗi bạn không thể làm việc được sau nhiều ngày, đau đến mức liệt giường hoặc bạn phải chườm nước nóng hay uống nhiều thuốc giảm đau…đây chắc chắn là bạn đang có dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung. Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì?

Bệnh lạc nội mạc tử cung là một sự “rối loạn” bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong của tử cung (phủ ở trong buồng tử cung và hàng tháng sẽ bong ra, gây chảy máu và ra ngoài cơ thể gây nên hiện tượng kinh nguyệt) lại không nằm trong tử cung, mà “đi lạc” tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng…

 Khi các lớp lót di chuyển ra ngoài tử cung, nó vẫn tiếp tục phát triển vì nó không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, nó dày lên, phá vỡ và gây chảy máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho bạn có cảm giác đau bụng dữ dội. Một số trường hợp hiếm hoi, tế bào nội mạc tử cung đã được tìm thấy ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não, phổi và mắt.

Lạc nội mạc tử cung thường liên quan đến ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô vùng chậu chậu, đôi khi bệnh lan ra các cơ quan ngoài vùng chậu nhưng rất hiếm. Các mô lạc nội mạc bao quanh có thể bị kích thích và gây đau đớn, hình thành mô sẹo và các túi chứa chất dịch khiến bạn khó mang thai.

Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung

Phân loại lạc nội mạc tử cung

Có ba loại lạc nội mạc tử cung chính, dựa trên vị trí khởi phát của bệnh:

  • Tổn thương phúc mạc bề ngoài: Đây là loại phổ biến nhất. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện tổn thương trên màng bụng, là một màng mỏng che phủ mặt trong ổ bụng, các tạng trong bụng và khoang chậu.
  • U nội mạc tử cung (tổn thương buồng trứng): Những u nang sẫm màu, chứa đầy chất lỏng này hình thành sâu trong buồng trứng của người bệnh. Chúng có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh xung quanh.
  • Nội mạc tử cung xâm nhập sâu: Loại này phát triển dưới phúc mạc và gây tổn thương đến các cơ quan gần tử cung, chẳng hạn như ruột hoặc bàng quang. Khoảng 1 – 5% phụ nữ gặp tình trạng này.

Các giai đoạn bệnh lạc nội mạc tử cung

Có 4 giai đoạn chính của lạc nội mạc tử cung:

  • Giai đoạn I (rất nhẹ): Có một vài mô cấy nhỏ trên các cơ quan hoặc mô lót vùng chậu/bụng. Có ít hoặc không có mô sẹo.
  • Giai đoạn II (nhẹ): Có nhiều mô cấy hơn so với giai đoạn 1. Chúng nằm sâu hơn trong mô và có thể có một số mô sẹo.
  • Giai đoạn III (trung bình): Có nhiều mô cấy sâu, đồng thời xuất hiện u nội mạc tử cung và mô sẹo xung quanh buồng trứng hoặc vòi tử cung.
  • Giai đoạn IV (nặng): Đây là giai đoạn lan rộng nhất. Bạn có nhiều mô cấy sâu và kết dính dày, kèm theo mô sẹo dính xung quanh buồng trứng, vòi tử cung hoặc giữa tử cung và phần dưới của ruột.

Sự phân chia giai đoạn của lạc nội mạc tử cung không dựa trên mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng. Ví dụ, bệnh ở giai đoạn I có thể gây đau dữ dội, nhưng một số phụ nữ ở giai đoạn IV lại không cảm nhận được triệu chứng gì.

Ai dễ mắc lạc nội mạc tử cung?

  • Những phụ nữ chưa sinh con.
  • Có kinh nguyệt sớm: trước 11 tuổi
  • Mãn kinh muộn.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn (dưới 27 ngày).
  • Chảy máu nhiều và kéo dài > 7 ngày trong kỳ kinh nguyệt
  • Nồng độ estrogen trong cơ thể cao.
  • Chỉ số khối cơ thể thấp (gầy hay suy dinh dưỡng).
  •  Bệnh có tính di truyền: Mẹ, dì hay chị em gái từng mắc lạc nội mạc tử cung.
  •  Bất kỳ nguyên nhân nào khiến kinh nguyệt không thoát ra ngoài cơ thể được
  •  Bất thường cơ quan sinh dục.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ? Chẩn đoán giúp gì cho bạn?

Chuẩn đoán lạc nội mạc tử cung
Chuẩn đoán lạc nội mạc tử cung

Nên gặp bác sĩ khi nào? Chẩn đoán bằng hình ảnh sẽ giúp bạn những gì? Hãy lưu ý những điều dưới đây nhé!

Bạn nên liên hệ với bác sĩ khi 

  • Bạn thấy đau trong kì kinh mặc dù trước đây bạn chưa từng bị;
  • Cơn đau ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày của bạn;
  • Bạn bắt đầu cảm thấy đau khi quan hệ tình dục;
  • Tiểu đau, có máu trong nước tiểu hoặc không thể kiểm soát được dòng nước tiểu;
  • Bạn không thể có con sau 12 tháng cố gắng.

Chẩn đoán hình ảnh giúp gì cho bạn

Chữa lạc nội mạc tử cung: Top 5 phương pháp hiệu quả

Khi có những triệu chứng trên, bác sĩ sẽ chỉ định làm siêu âm. Siêu âm là phương pháp rẻ tiền, dễ thực hiện. Trên siêu âm sẽ thấy tử cung to không đối xứng, nhưng không phải do nhân xơ tử cung. Chỗ tổn thương nằm trong lớp cơ tử cung thường có ranh giới không rõ, phản âm kém so với lớp cơ. Có thể xuất hiện các đảo hoặc nốt tăng âm, hoặc các nang trống âm.

Khi trên siêu âm còn nghi ngờ, chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI cũng là cần thiết. MRI phân biệt rất tốt BTNMT CTC dạng lan tỏa hay khu trú, loại trừ được u tân sinh trong cơ TC. Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn là một phương pháp đắt tiền.

Mặc dù chẩn đoán hình ảnh là phương pháp hữu hiệu nhưng để xác định chắc chắn chỉ khi sinh thiết sau cắt tử cung.

Lạc nội mạc tử cung gần như là một bệnh bẩm sinh và không có cách nào phòng tránh. Bệnh tuy lành tính nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, hãy đến ngay cơ sở uy tín thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

Viết bình luận