Lạc nội mạc tử cung khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?

Lạc nội mạc tử cung khi mang thai là điều không dễ dàng. Nhờ quá trình điều trị và hỗ trợ sinh sản, chị em đã có thể thực hiện ước mơ làm mẹ. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, chị em cần đặc biệt chú ý một số biện pháp để giữ thai nhi được ổn định.
Lạc nội mạc tử cung khi mang thai – Trong giai đoạn thai kỳ sẽ như thế nào?
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa hiểu biết hoàn toàn về nó. Lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng 1/8 phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản. Trong kỳ kinh bình thường, lớp lót mặt trong tử cung sẽ thành lập và bong ra mỗi tháng. Lớp lót này chỉ nên giới hạn bên trong tử cung là tốt nhất. Những lớp này cũng có thể phát triển ở các vị trí khác của vùng chậu. Những tế bào nội mạc này có thể tìm thấy ở buồng trứng, ruột, bàng quang, cổ tử cung, âm đạo và vòi trứng.
Trong lúc rụng trứng, những cơ quan có thể bị kích thích bởi ảnh hưởng của hormon. Nếu những tế bào lạc chỗ này không được loại bỏ khỏi cơ thể, chúng có thể gây tích tụ máu và dịch, tạo ra sẹo và gây dính.
Tình trạng này dẫn tới đau vùng chậu trong kỳ kinh và giữa kỳ kinh. Triệu chứng thường gặp là đau lắt nhắt, rối loạn thói quen tiêu tiểu và không thụ thai được.

Lạc nội mạc tử cung khi mang thai – Nguy cơ sảy thai
Có một số nghiên cứu đã cho thấy khả năng sảy thai sẽ cao hơn ở những phụ nữ mang thai có lạc nội mạc tử cung so với những thai phụ bình thường, kể cả những người chỉ có lạc nội mạc tử cung nhẹ.
Một phân tích hồi cứu kết luận rằng phụ nữ lạc nội mạc tử cung khi mang thai có tỷ lệ sảy thai là 35,8%, so với những phụ nữ bình thường thì tỉ lệ sảy thai chỉ là 22%.
Không có một phương cách nào mà bác sĩ hay bệnh nhân có thể sử dụng để có thể ngăn chặn được sảy thai một khi nó đã xảy ra, nhưng cần nắm bắt được các dấu hiệu và biểu hiện của sảy thai để tìm sự trợ giúp về y tế và tâm lý kịp thời, hỗ trợ cho quá trình hồi phục tốt nhất.
Nếu mang thai dưới 12 tuần, các dấu hiệu nghi ngờ sảy thai cũng tương tự như các dấu hiệu khi người phụ nữ có kinh:
- Chảy máu
- Đau bụng
- Đau vùng lưng dưới
- Đôi khi người phụ nữ có thể thấy có những mảnh mô được xuất ra ngoài.
Đối với thai trên 12 tuần thì các triệu chứng cũng tương tự như trên, tuy nhiên mức độ của chúng sẽ nặng hơn.
Lạc nội mạc tử cung khi mang thai – Nguy cơ sinh non
Mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung có tỷ lệ sinh non cao hơn sản phụ bình thường. Tình trạng sinh non gặp ở trước tuần cuối của thai kỳ.
Đồng thời, những em bé sinh non thường nhẹ cân và gặp vấn đề về sức khỏe.
Triệu chứng sinh non do lạc nội mạc tử cung có thể thấy trước khi chuyển dạ như sau:
- Tử cung co thắt liên tục và những cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn khi gần sinh
- Khí hư ra bất thường, có khi lẫn máu
- Đau vùng xương chậu
- Đôi khi có triệu chứng như cảm cúm, buồn nôn.
Xử trí lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ mang thai
Liệu pháp nội tiết tố và can thiệp phẫu thuật thường không được chỉ định đối với phụ nữ mang thai có lạc nội mạc tử cung. Các thuốc giảm đau sẽ có tác dụng làm giảm bớt khó chịu, nhưng bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc an toàn, với liều dùng an toàn đối với thai nhi.

Một số biện pháp tự chăm sóc khác có thể có hiệu quả bao gồm:
- Tắm bồn nước ấm.
- Ăn các loại thức ăn giàu chất xơ giúp làm giảm nguy cơ bị táo bón.
- Đi bộ nhẹ nhàng hoặc thực hiện các bài tập phù hợp nhằm làm giãn cơ lưng, qua đó làm giảm triệu chứng đau lưng có liên quan tới lạc nội mạc tử cung.
Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung hoàn toàn vẫn có thể mang thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh, dù lạc nội mạc tử cung sẽ khiến việc thụ thai khó khăn hơn, cũng như quá trình mang thai và sinh nở dễ gặp các biến chứng hơn.
Chế độ tập luyện và ăn uống cho người lạc nội mạc tử cung khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện để giảm đau và hạn chế các biến chứng của bệnh
Chị em lưu ý, trong thời gian mang thai, có một số thực phẩm nên và không nên bổ sung vào chế độ ăn.
- Chị em nên ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là: bông cải xanh, rau cải,… Trong rau xanh có nhiều chất xơ và vitamin giúp cải thiện tình trạng lạc nội mạc tử cung.
- Ăn nhiều trái cây tươi
- Các thực phẩm giàu axit béo như cá hồi, cá ngừ,… các loại hạt.
- Ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, giúp giảm trướng bụng, đầy hơi.
- Vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, tránh vận động mạnh
- Ngoài ra, chị em lưu ý kết hợp chế độ ăn dưỡng thai và nghỉ ngơi đầy đủ.
Chị em mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung nên đến các bệnh viện, trung tâm chuyên sản phụ khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Trong thời gian điều trị, chị em không được tự ý sử dụng thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể gây ra nguy hiểm rất lớn cho thai nhi.