
Điểm danh 5 nguyên nhân gây tắc vòi trứng thường gặp nữ giới
Tắc vòi trứng là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm, là nguyên nhân chính khiến bệnh vô sinh ở nữ giới ngày càng cao. Vậy nguyên nhân tắc vòi trứng là gì? Anh chị hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này. Nguyên nhân gây tắc vòi trứng thường gặp Quan hệ tình dục không lành mạnh Phát sinh việc quan hệ không an toàn, thô bạo có thể khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng kín, gây nên những căn bệnh phụ khoa đặc biệt là tắc vòi trứng. Ngoài ra việc chị em có quan hệ với nhiều bạn tình cũng khiến cho nữ giới dễ mắc các bệnh đường tình dục như lậu, chàm, giang mai,… gây nhiễm khuẩn nặng và tác động trực tiếp đến cơ quan sinh sản. Nạo phá thai không an toàn – nguyên nhân gây tắc vòi trứng Khi lỡ mang thai ngoài ý muốn thì nhiều chị em đã quyết định phá thai nhưng vì tâm lý lo ngại nên đã tìm đến những địa chỉ phá thai không đảm bảo, không đầy đủ các thiết bị y tế, đội ngũ bác sĩ không có trình độ và chuyên môn cao để thực hiện phá thai. Hậu quả là dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng đến ống dẫn trứng. Bởi vậy, chị em nên đến những cơ sở y tế uy tín tránh những bệnh lý không mong muốn . Vệ sinh vùng kín không đúng cách Hay việc không sử dụng đúng sản phẩm vệ sinh phù hợp, dùng các dụng cụ thụt rửa âm đạo sẽ khiến cho âm đạo tổn thương và mất cân bằng độ pH vùng kín. Chính điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào âm đạo và gây tắc nghẽn vòi trứng. Bệnh viêm vùng chậu (PID) Theo thống kê, cứ 8 phụ nữ có tiền sử bị PID sẽ có 1 người gặp khó khăn trong việc thụ thai. Bệnh này hình thành mô sẹo ở cả trong và ngoài ống dẫn trứng. Gây ứ dịch buồng trứng tạo thành các vật cản. Cản trở quá trình vận chuyển trứng thụ tinh đến tử cung. Cấu trúc vòi trứng bất thường Trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng cũng không phải không có. Chủ yếu là do vòi trứng có sự dị thường bẩm sinh khiến chúng bị thiếu đi 1 phần hay toàn bộ vòi trứng. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản tự nhiên của chị em. Đây đều là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc vòi trứng, chúng có nguy cơ gây bệnh cao nhưng thường diễn ra âm thầm khiến chị em chủ quan. Do đó việc tầm soát định kỳ là hoàn toàn cần thiết để phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời. Tình trạng tắc ống dẫn trứng có nguy hiểm không? Ống dẫn trứng, tử cung hay buồng trứng đều là những bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản nữ giới. Do đó nếu một bộ phận gặp phải vấn đề, chắc chắn những cơ quan xung quanh sẽ bị ảnh hưởng. Vậy tắc vòi trứng có nguy hiểm không? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Chị em có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây: Tắc vòi trứng có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe? Tắc vòi trứng có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người nhưng nguy hiểm nhất là chúng đe dọa đến thiên chức làm mẹ của chị em. Nếu không được kiểm soát và điều trị, bệnh có thể gây ra tình trạng: Mang thai ngoài tử cung: Nếu ống dẫn trứng bị tắc một phần sẽ khiến cho trứng đã thụ tinh không thể tiến đến tử cung làm tổ được, chúng sẽ làm tổ ngay ở ống dẫn trứng, dẫn đến chửa ngoài dạ con. Phôi thai lớn dần và gây chèn ép lên những cơ quan khác, chúng khiến người bệnh đau đớn, vỡ vòi trứng và thậm chí có thể gây tử vong nếu mẹ không được phát hiện kịp thời. Vô sinh hiếm muộn: Tắc ống dẫn trứng kéo dài chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể khiến chị em bị hiếm muộn hoặc vô sinh hoàn toàn. Đây là hậu quả nặng nề nhất do bệnh gây ra, ống dẫn trứng ở thời điểm này hoàn toàn bị tắc nghẽn, trứng và tinh trùng không có khả năng tiếp xúc dẫn đến vô sinh. Trên đây là những thông tin về 5 nguyên nhân gây bệnh viêm ống dẫn trứng và cách điều trị hiệu quả hiện nay. Tất cả những triệu chứng trên nếu xuất hiện thì người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà phải đi đến ngay những cơ sở y tế có chuyên môn để thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh ngày càng kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân.

Hồ sơ thụ tinh ống nghiệm gồm những gì? Cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Quy trình thụ tinh ống nghiệm không hề đơn giản và cần có sự rõ ràng, cam kết về các thủ tục hồ sơ. Vậy hồ sơ thụ tinh ống nghiệm gồm những gì? Đây là vấn đề mà bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng cần nắm rõ trước khi thực hiện phương pháp này. Cùng tìm hiểu câu trả lời trong các thông tin sau. Hồ sơ làm IVF – thụ tinh ống nghiệm cần những loại giấy tờ gì? Theo quy định của pháp luật, chỉ có hai nhóm đối tượng được thực hiện phương pháp thụ tinh ống nghiệm đó là phụ nữ độc thân và cặp vợ chồng vô sinh. Chính vì thế, thủ tục giấy tờ thực hiện phương pháp này rất quan trọng. Vậy hồ sơ thụ tinh ống nghiệm gồm những gì? Đơn yêu cầu Người thực hiện phương pháp thụ tinh phải điền đầy đủ thông tin vào trong mẫu đơn số 03 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP. Thông thường, mẫu đơn này sẽ được cấp và hướng dẫn bởi Khoa hiếm muộn – vô sinh tại các bệnh viện. Giấy tờ hôn nhân/độc thân Trong vấn đề hồ sơ thụ tinh ống nghiệm gồm những gì cũng không thể thiếu các giấy tờ nhân thân. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận độc thân do Uỷ ban nhân dân xã/phường cấp là những loại giấy tờ đầu tiên cần phải có. Tất cả những loại giấy tờ này phải là bản gốc. Người thực hiện cũng nên phô tô công chứng thành nhiều bản để có thể dùng khi cần thiết. Thẻ căn cước công dân Thẻ căn cước là loại giấy tờ không thể thiếu trong thủ tục làm hồ sơ thụ tinh ống nghiệm. Những loại giấy tờ này cũng phải là bản gốc được photo. Sổ hộ khẩu Sổ hộ khẩu bản gốc hoặc bản photo không cần công chứng cũng cần thiết mang theo. Có một số bệnh viện không cần loại giấy tờ này nhưng cũng có bệnh viện ại yêu cầu. Vậy nên tốt nhất bạn nên mang theo để dự phòng khi cần thiết. Giấy tờ xác nhận tình trạng, giấy xét nghiệm Cặp vợ chồng hoặc phụ nữ độc thân cũng cần phải cung cấp được những loại giấy tờ, giấy xét nghiệm chứng minh kết quả vô sinh hoặc các xét nghiệm cần thiết khác về vấn đề sức khỏe. Bên cạnh đó, người thực hiện thụ tinh cũng nên mang theo hồ sơ khám bệnh, các kết quả khi thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, kết quả siêu âm, xét nghiệm ở cả nam và nữ,… nhằm giúp bác sĩ đánh giá đúng tình trạng sức khỏe trước đó, từ đó có tư vấn cụ thể và phù hợp hơn. Đối với vợ chồng nước ngoài Hộ Chiếu (Được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang Tiếng Việt và Công chứng) Đăng ký kết hôn (Được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang Tiếng Việt và Công chứng); Visa/ Thẻ tạm trú/ hoặc Địa chỉ tạm trú tại Việt Nam (nếu có) Đơn đề nghị thực hiện dịch vụ hỗ trợ sinh sản (mẫu đơn có sẵn nhân viên Trung tâm hỗ trợ sinh sản 16A sẽ hướng dẫn bạn làm). Ngoài ra, nếu bạn có những nhu cầu khác như xin trứng, xin tinh trùng, chưa có giấy đăng ký kết hôn hợp lệ… hãy liên hệ với nhân viên phụ trách mảng pháp lý của Trung tâm để được hướng dẫn bổ sung thêm giấy tờ cần thiết. Các xét nghiệm làm hồ sơ thụ tinh trong ống nghiệm IVF Quy trình thụ tinh ống nghiệm diễn ra như thế nào? Xét nghiệm của vợ Siêu âm tử cung buồng trứng kiểm tra theo dõi nang noãn Xét nghiệm AMH Xét nghiệm nội tiết: E2, Progesteron, LH, FSH, Prolactin, Testosteron Xét nghiệm máu cơ bản: công thức máu, đông máu, nhóm máu, Rh, các xét nghiệm sinh hóa máu. Các test sàng lọc bệnh lây truyền (Chlamydia, Lao, HIV, test Giang mai, viêm gan siêu vi B – HBsAg) Xét nghiệm dịch âm đạo, soi tươi, nấm khuẩn Nhiễm sắc thể đồ: Cho các trường hợp đã thất bại nhiều lần Xét nghiệm của chồng Tinh dịch đồ Xét nghiệm máu cơ bản: công thức máu, đông máu, nhóm máu, Rh, các xét nghiệm sinh hóa máu Các test sàng lọc bệnh lây truyền (Chlamydia, Lao, HIV, test Giang mai, viêm gan siêu vi B – HBsAg) Nội tiết (thực hiện không thường quy): E2, Progesterone, LH, FSH, Prolactin, Testosterone Như vậy, có thể thấy được đối với thụ tinh ống nghiệm, ngoài việc chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, việc nắm rõ những thủ tục cũng như quy trình lá hết sức cần thiết. Với những thông tin trên đây, chắc chắn mọi người đã hiểu rõ hơn về vấn đề hồ sơ thụ tinh ống nghiệm gồm những gì cũng như các bước thực hiện phương pháp này. Từ đó giúp cho việc thụ tinh trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn.

Quy trình thụ tinh ống nghiệm diễn ra như thế nào?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả, tỷ lệ thành công cao. Dưới đây là quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF. Giúp các cặp vợ chồng hiểu rõ về phương pháp này và tiến gần đến hạnh phúc được làm cha mẹ. Khám sức khỏe, đánh giá khả năng sinh sản Xét nghiệm ở người vợ Xét nghiệm nội tiết: định lượng nồng độ nội tiết sinh dục (estrogen, progesteron,…). Nội tiết hướng sinh dục để đánh giá tình trạng hoạt động của trục Hạ Đồi – Tuyến Yên – Buồng Trứng cũng như đánh giá dự trữ buồng trứng của người phụ nữ. Xét nghiệm ở người chồng Tinh dịch đồ :Thông qua xét nghiệm tinh dịch để xác định: tinh trùng ít, tinh trùng yếu, tinh trùng bất thường hay là không có tinh trùng. Các xét nghiệm khác :Xét nghiệm lấy máu xác định các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục: viêm gan B, HIV, giang mai… Xét nghiệm các bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục Lấy máu làm xét nghiệm để xác định các bệnh có thể lây truyền qua đường sinh dục: HIV, giang mai, viêm gan B, lấy dịch âm đạo xét nghiệm Chlamydia… Siêu âm phụ khoa và đếm nang noãn cơ bản trên hai buồng trứng vào ngày đầu của chu kỳ kinh. Siêu âm phụ khoa giúp phát hiện ra các bất thường về phụ khoa như là u xơ tử cung, u nang buồng trứng và các bất thường bẩm sinh của đường sinh dục nữ hoặc buồng trứng dạng đa nang… Quy trình thụ tinh ống nghiệm: Kích thích buồng trứng Thụ tinh ống nghiệm ở đâu tốt nhất – Top 5 địa chỉ uy tín Bệnh nhân đếm số nang thứ cấp vào ngày 2 vòng kinh và sẽ được dùng thuốc kích thích buồng trứng vào ngày 2 vòng kinh. Số ngày dùng thuốc khoảng 8-12 ngày. Trong thời gian tiêm thuốc, người vợ sẽ đến siêu âm và xét nghiệm máu theo lịch hẹn để theo dõi. Sự phát triển của nang noãn và điều chỉnh thuốc tùy đáp ứng của mỗi người. Khi nang noãn đạt kích thước theo quy định, người vợ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành (mũi kích rụng trứng), mũi thuốc này cần phải tiêm đúng giờ. Chọc hút trứng Thụ tinh ống nghiệm có đau không? Kinh nghiệm giảm đau 36-40 giờ sau khi tiêm mũi thuốc cuối cùng, người vợ nhịn đói vào buổi sáng, đến bệnh viện để chọc hút trứng. Bệnh nhân sẽ được gây mê nên sẽ không cảm thấy đau đớn. Sau khi chọc hút trứng, người vợ ở lại bệnh viện theo dõi sức khỏe trong khoảng 2-3 giờ. Sau khi hút trứng và dịch nang, trứng sẽ được kiểm tra và tách dưới kính hiển vi. Cùng lúc đó, người chồng lấy tinh trùng để chuẩn bị thụ tinh theo cách thường quy (IVF) hoặc tiêm tinh trùng trực tiếp vào bào tương noãn (ICSI). Thụ tinh Trứng và tinh trùng được chuyển đến phòng Labo để thụ tinh và tạo phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy bên ngoài 2-5 ngày. Số phôi đạt chất lượng sẽ được chuyển vào cơ thể người vợ ( chuyển phôi tươi), số phôi dư sẽ được trữ đông. Cũng có nhiều trường hợp vì lý do chuyên môn hay cá nhân toàn bộ số phôi sẽ được trữ đông. Trong khoảng thời gian này, người vợ sẽ dùng thuốc đường uống và đặt âm đạo để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi Quy trình thụ tinh ống nghiệm: Chuyển phôi Bác sĩ sẽ thông báo về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Sau đó, số phôi chuyển vào buồng tử cung, số phôi dư có thể để trữ lạnh sẽ được thống nhất giữa 2 bên. Phôi sẽ được chuyển sau 2-5 ngày sau khi chọc hút trứng. Nếu niêm mạc tử cung đủ độ dày, chất lượng tốt, thuận lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện chuyển phôi. Người vợ nằm nghỉ 2-4 giờ tại bệnh viện để theo dõi sau đó sẽ được về nhà. Sau khi chuyển phôi, người vợ tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết và nghỉ ngơi, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp chuyển phôi trữ, người vợ sẽ siêu âm và dùng thuốc để theo dõi niêm mạc tử cung trong vòng từ 14-18 ngày bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh tiếp theo, sau đó bác sĩ sẽ chọn ngày thích hợp để chuyển phôi trữ. Thử thai Hai tuần sau chuyển phôi, người vợ đến bệnh viện để xét nghiệm máu (xét nghiệm beta HCG) . Nồng độ beta HCG sau 2 tuần chuyển phôi nếu lớn hơn 25 IU/l là có thai, nồng độ này cao thấp còn tuỳ thuộc từng cơ thể mỗi người và số lượng phôi làm tổ sau khi chuyển. Nếu nồng độ sau 2 ngày tăng gấp rưỡi trở lên thì thai đang phát triển, người mẹ tiếp tục dùng thuốc dưỡng thai đến ngày siêu âm để xác định túi thai và tim thai. Nếu nồng độ sau 2 ngày không tăng hoặc giảm thì tiếp tục theo dõi. Trường hợp thai sinh hoá (sẩy thai) khi nồng độ beta khi trở về âm tính ( nhỏ hơn 5 IU/l). Khi chưa có thai nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể tiếp tục dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần lặp lại các bước trước đó. Theo dõi thai nhi Siêu âm thai định kỳ để kiểm tra thai nhi có phát triển khỏe mạnh không kết hợp với thăm […]

Thụ tinh ống nghiệm mất bao nhiêu thời gian? Những yếu tố ảnh hưởng
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả nhất hiện nay dành cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Vậy thực hiện thụ tinh ống nghiệm mất bao nhiêu thời gian? Quá trình thụ tinh ống nghiệm mất bao nhiêu thời gian Phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF là một trong những thủ thuật hỗ trợ sinh sản tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này lại sở hữu nhược điểm lớn. Đó là thời gian thực hiện kéo dài lên đến 21 – 28 ngày. Bước 1: Thăm khám lâm sàng Đây là quá trình đầu tiên của quá trình thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên đây lại là bước then chốt quyết định thành bại của ca thụ tinh ống nghiệm. Tại bước này, bạn sẽ được thăm khám và chẩn đoán các vấn đề gây đến hiện trạng vô sinh. Bước 2: Tiêm hoặc uống thuốc kích trứng Ăn gì trước khi làm thụ tinh ống nghiệm để tăng tỷ lệ thành công Khi đã quyết định thực hiện một liệu trình thụ tinh ống nghiệm. Bạn sẽ bước vào giai đoạn đầu tiên: Tiêm hoặc uống thuốc kích trứng. Bám theo nguyên lý kích thích trứng chín và rụng ở cả 2 buồng trứng, từ đó tăng cơ hội và khả năng mang thai. Kích trứng là bước tối quan trọng để thụ tinh ống nghiệm thành công. Quá trình kích trứng sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 9 đến 11 ngày. Tuỳ theo chỉ định của bác sĩ cũng như thể trạng của từng người. Bạn có thể chọn tự tiêm và uống thuốc kích trứng tại nhà, hoặc đến các cơ sở y tế để được các nhân viên hỗ trợ. Bước 3: Thực hiện chọc hút trứng Sau khi trải qua quá trình nuôi kích trứng, trứng đã đạt tiêu chuẩn. Bạn sẽ được tiêm thuốc rụng trứng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành đồng thời chọc hút trứng của vợ và lấy tinh trùng của chồng để mang đi thụ tinh. Quá trình này diễn tương đối gọn gàng về mặt thời gian. Bước 4: Lấy và sàng lọc tinh trùng chất lượng Bước này được thực hiện song với bước 3. Khi người vợ đang được chọc hút lấy những noãn trứng thì ở phòng khác, người chồng sẽ thực hiện lấy tinh trùng. Sau khi thu được mẫu tinh trùng, các bác sĩ sẽ thực hiện các công nghệ để phân tách tinh trùng. Chọn ra các tinh trùng khoẻ mạnh, có phẩm chất tốt, không chứa các gen dị tật. Quá trình này cũng chỉ kéo dài trong khoảng chưa đến một ngày. Bước 5: Hỗ trợ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm được các bác sĩ thực hiện trong môi trường phòng thí nghiệm. Trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh tại đây. Sau đó nuôi cấy trong môi trường vô trùng để theo dõi trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân muốn nuôi phôi lâu hơn, các bác sĩ cũng có thể giữ phôi lại phòng thí nghiệm thêm 1 đến 2 ngày lâu hơn để xem xét. Bước 6: Chuyển phôi khỏe mạnh vào tử cung người vợ Sau khi quá trình thụ tinh đã được hoàn tất, các bác sĩ sẽ chuyển một (hay nhiều hơn 1 phôi cho những gia đình có nguyện vọng sinh đôi) khoẻ mạnh và phát triển bình thường vào tử cung của người vợ. Đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành bại của cả quá trình thụ tinh ống nghiệm ivf. Bước 7: Theo dõi dấu hiệu mang thai của phụ nữ Sau từ 7 đến 10 ngày, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu sớm của mang thai. Bạn có thể cảm thấy cơ thể nóng lên, cảm giác thèm ăn và thèm ngủ,… Để chắc chắn hơn về kết quả của quy trình ivf. Bạn có thể sử dụng một số biện pháp thử thai nhanh tại chỗ như xét nghiệm bằng que, hoặc đến các cơ sở y tế để thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu hơn như xét nghiệm máu. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian làm IVF Mỗi trường hợp sẽ có những yếu tố tác động khác nhau. Ví dụ như quá trình kích trứng chưa thể mang lại hiệu quả ngay trong lần đầu tiên. Hay số phôi thu được không cho kết quả mong muốn. Tình trạng niêm mạc tử cung của người mẹ chưa sẵn sàng tiếp nhận phôi tươi nên phải chuyển phôi trữ đông. Hoặc khi chuyển phôi trữ thì mất nhiều lần mới thành công. Ngoài ra, tình trạng bệnh lý của bệnh nhân cũng ảnh hưởng lớn đến thời gian điều trị hiếm muộn nói chung và quá trình thụ tinh trong ống nghiệm nói riêng.Tương tự, thời gian của quy trình điều trị cũng dài hơn. Nếu bệnh nhân nam được chỉ định vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh do không có tinh trùng trong tinh dịch… Như vậy, thời gian thụ tinh trong ống nghiệm là khác nhau đối với từng cặp đôi. Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Thụ tinh ống nghiệm mất bao nhiêu thời gian. Chúng tôi tin rằng những thông tin hữu ích được đưa ra trên đây phần nào đã giúp ích cho bạn trong chặng đường tìm con vất vả.

Kinh nghiệm chữa tắc vòi trứng hiệu quả nhất hiện nay
Kinh nghiệm chữa tắc vòi trứng luôn được chị em không may mắc phải hết sức quan tâm. Đây là một căn bệnh đe dọa tực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Nếu để bệnh tình càng nặng thì tỉ lệ chữa trị thành công sẽ thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc chức năng sinh sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ ngay về những kinh nghiệm an toàn, hiệu quả thường được áp dụng nhất hiện nay. Kinh nghiệm chữa tắc vòi trứng bằng Tây y Đây là phương pháp điều trị khoa học, giúp kiểm soát và điều trị nhanh tình trạng viêm tắc vòi trứng. Tuy nhiên, Tây y mang đến nhiều tác dụng phụ cho cơ thể và không nên sử dụng để điều trị lâu dài. Dùng thuốc Tây chữa tắc vòi trứng ở nữ giới Điều trị nội khoa tức là việc sử dụng thuốc uống để điều trị tắc vòi trứng. Kinh nghiệm chữa tắc vòi trứng này chỉ dành cho những chị em bị bệnh ở thể nhẹ. Bởi tắc vòi trứng là do vi khuẩn gây nên, vì thế bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh nhằm điều trị viêm nhiễm, tiêu viêm và ngăn chặn vi khuẩn gây hại khiến tắc nghẽn vòi trứng. Khi áp dụng phương pháp này, chị em cần đặc biệt tuân thủ những chỉ dẫn điều trị từ phía bác sĩ. Sử dụng đúng liều lượng đã được kê đơn dưới sự theo dõi của bác sĩ. Tuyệt đối không ngưng thuốc giữa chừng khi chưa được cho phép. Kinh nghiệm chữa tắc vòi trứng bằng ngoại khoa Khi điều trị tắc vòi trứng bằng phương pháp nội khoa không còn có tsc dụng. Lúc này, người bệnh bắt buộc cần chuyển hướng sang chữa trị bằng can thiệp ngoại khoa. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh biện pháp phù hợp: Phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng Kinh nghiệm chữa tắc vòi trứng này áp dụng đối với em bị tắc ống dẫn trứng ở đoạn gần. Ở phương pháp này, bác sĩ có chuyên môn tốt sẽ cần sử dụng một dụng cụ y tế chuyên dụng. Việc loại bỏ những điều tắc hoặc bị dính ở trong ống dẫn trứng tiến hành rất phưc tạp Bơm thông tắc vòi trứng Nếu chị em bị tắc vòi trứng ở mức độ nhẹ, có thể chỉ định áp dụng phương pháp này. Cách làm này sẽ giúp cho vòi trứng tạm thời có thể thông thoáng và cải thiện tình trạng dính vòi trứng, chít hẹp vòi trứng. Tuy nhiên, khuyết điểm của phương pháp này đó là không điều trị được bệnh một cách dứt điểm. Phẫu thuật cắt – nối ống dẫn trứng Ở mức độ phức tạp hơn, ống tắc ở nhiều đoạn là phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cắt rồi nối lại những phần bị tắc nhằm loại bỏ những phần gây tắc ống dẫn trứng. Đối với phương pháp cắt – nối ống dẫn trứng, nguy cơ cao khó có thể mang thai một cách tự nhiên. Tuy nhiên nếu tiến hành thêm việc nối hai đầu trứng lại thì việc mang thai tự nhiên dễ dàng hơn lên đến hơn 80%. Lưu ý: Việc áp dụng những phương pháp chữa trị Tây y vào trong việc điều trị tắc vòi trứng cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn và chỉ định từ phía bác sĩ. Kinh nghiệm chữa tắc vòi trứng hiệu quả bằng đông y Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần kiên trì bỏ ra nhiều thời gian, song hiệu quả thu được là lâu dài. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình trong đông y để chữa tắc vòi trứng: Chữa tắc vòi trứng bằng đông y: Bài thuốc theo thể hư hàn huyết ứ Đây là thể bệnh hình thành do hàn khí xâm nhập vào tử cung làm tắc nghẽn kinh mạch, ứ huyết và tắc vòi trứng. Với thể bệnh này, các thầy thuốc cần phối hợp các dược liệu có khả năng đả thông kinh mạch, hoạt huyết và làm ấm tử cung. Bạn cần chuẩn bị: Ngải cứu 30g, tục đoạn 15g, quan quế 5g. Hoàng kỳ, hương phụ, bạch thược, quy đầu mỗi loại 20g. Đào nhân, ngô thù, một dược, nhũ hương, hồng hoa mỗi loại 8g. Sinh địa và xuyên khung mỗi loại 10g. Thực hiện: Bạn hãy đem tất cả các nguyên liệu trên cho vào nồi sắc cùng 1,5 lít nước. Sau khi sôi, vặn nhỏ lửa và giữ nguyên 30 phút. Cuối cùng bạn chắt lấy nước, chia 3 bát để uống 3 lần trong ngày. Mỗi ngày bạn nên uống 1 thang thuốc để thấy hiệu quả điều trị bệnh. Ngoài đả thông khí huyết, bài thuốc này còn giúp bạn tăng độ đàn hồi của vòi trứng, kháng khuẩn và kháng viêm. Điều trị tắc vòi trứng bằng đông y: Bài thuốc theo thể khí hư huyết ứ Các thầy thuốc chỉ định bài thuốc này cho những trường hợp tắc vòi trứng với triệu chứng sắc mặt nhợt nhạt, dễ ra mồ hôi, mạch phù vô lực… Bạn cần chuẩn bị: Hoàng kỳ 20g, đẳng sâm 16g, xuyên khung 8g. Sài hồ, bạch truật, quy đầu mỗi loại 12g. Đào nhân, chỉ xác, hồng hoa, gai bồ kết mỗi loại 10g. Thăng ma và trần bì mỗi loại 6g. Cách thực hiện: Đem hết các nguyên liệu cho vào nồi để sắc. Nước sắc chia đều làm 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này ngoài thông tắc vòi trứng còn giúp bạn tăng lưu thông khí huyết, chống viêm, tăng khả năng đàn hồi của tử cung… Điều trị tắc vòi trứng bằng đông y: Bài […]

Kinh nghiệm thụ tinh ống nghiệm thành công ngay lần đầu
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn thực hiện. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng có thể thực hiện thành công ngay từ lần đầu. Khả năng thành công của các ca thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà các cặp đôi cần nắm rõ. Sau đây là những kinh nghiệm thụ tinh ống nghiệm thành công có thể giúp ích cho các bạn chuẩn bị làm IVF. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm Tại Việt Nam tỷ lệ này ở khoảng 35- 40%. Tỷ lệ thành công này sẽ giảm từ 2- 10% đối với phụ nữ lớn tuổi (sau 40 tuổi) và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của hai vợ chồng Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Các thực phẩm giàu chất đạm: Thịt gà, thịt bò, thịt heo, hàu, tôm, cua, sữa,…Ăn nhiều rau, chất xơ, trái cây. Bổ sung thực phẩm giàu omega 3: Dầu cá, dầu thực vật,… Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,… Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này để tránh gây kích thích làm tử cung co bóp ảnh hưởng đến phôi thai. Tắm nhẹ nhàng bằng nước ấm, vệ sinh vùng kín sạch sẽ Tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe: yoga, đi bộ,… Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress Không mắc các bệnh đường tình dục Trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, hai vợ chồng được kiểm tra xem có đủ sức khỏe để thực hiện không. Nếu sức khỏe của người phụ nữ bình thường. Tinh trùng của người nam mạnh thì khả năng thành công sẽ rất cao. Tuổi càng trẻ, khả năng thành công càng cao Số lượng và chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn (cùng với tinh trùng tạo thành phôi khỏe mạnh) sẽ giảm theo thời gian. Đặc biệt khi phụ nữ bước qua tuổi 35. Chất lượng trứng và tinh trùng càng nhiều, càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều, thì cơ hội chuyển phôi được nhiều lần hơn. Trình độ kỹ thuật kinh nghiệm của bác sĩ, trang thiết bị máy móc Thụ tinh trong ống nghiệm gồm nhiều bước phức tạp. Đòi hỏi bác sĩ và các kỹ thuật viên có chuyên môn, kinh nghiệm để quyết định phác đồ điều trị, các loại thuốc sử dụng như thế nào,… Thụ tinh trong ống nghiệm đòi hỏi phải có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt: vô trùng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, chất lượng không khí phải luôn ở mức tối ưu,… Kinh nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm thành công Trước khi đi khám, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về thụ tinh trong ống nghiệm để có thể hiểu được mình cần làm gì khi bác sĩ tư vấn. Với người vợ, nên đi khám vào sau sạch kinh 3-5 ngày, không quan hệ tình dục. Với người chồng, cần tránh xuất tinh 2-7 ngày trước ngày đi khám vô sinh hiếm muộn. Bệnh nhân nên giữ tâm lý thoải mái ngay từ khi thăm khám với bác sĩ. Cần thẳng thắn, thành thật chia sẻ về tình trạng trước đó và mong muốn của hai vợ chồng. Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm khá nhiều bước và phức tạp. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chi tiết trong quá trình thực hiện. Vì vậy không cần quá lo lắng về vấn đề này. Trước khi chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu uống nước và nhịn tiểu. Sau khi chuyển phổi khoảng 30 – 40 phút, có thể đi tiểu bình thường, không cần nhịn tiểu quá lâu. Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân cần lưu ý tránh vận động mạnh. Tập thể dục thể thao, không nằm sấp và hạn chế gập bụng. Bệnh nhân nên đi lại nhẹ nhàng, hoạt động bình thường nhưng cần chú ý. Một số chia sẻ kinh nghiệm của những mẹ đã làm IVF Những kinh nghiệm này được mình chọn lọc, nghe từ các mẹ IVF trước và áp dụng vào bản thân nhiều lần làm IVF. Mong rằng sẽ giúp được các mẹ chuẩn bị làm IVF phần nào. Để hiểu được những gì bác sĩ tư vấn, không bị hoang mang và biết mình cần phải làm gì. Giai đoạn nào cơ thể mình như thế nào… Các mẹ nên nắm rõ kiến thức về thụ tinh trong ống nghiệm IVF như kích trứng, chọc trứng, chuyển phôi, phôi thai… Bạn càng ít tuổi, càng ít bệnh lý thì cơ hội thành công của bạn sẽ càng cao và chi phí sẽ thấp. Đồng nghĩa với việc nếu bạn lớn tuổi, một tỷ lệ thành công xác định là không thể khẳng định được. Chọn bác sĩ và bệnh viện là yếu tố rất quan trọng. Bạn đã chọn nơi nào thì hãy tin tưởng, đặt niềm tin vào nơi đó, làm theo chỉ định bác sĩ. Không nên hỏi người này người kia, tìm trên mạng mỗi người một ý chỉ khiến bạn thêm hoang mang. Ăn uống, chuẩn bị cho cơ thể trước, sau thủ thuật rất cần thiết. Các nguồn dinh dưỡng tự nhiên mang đến tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, hãy ăn uống bổ sung đa dạng các loại nhé. Trên đây là một số chia sẻ của Era Group về kinh nghiệm làm IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm) thành công. Hy vọng bài viết có thể mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Thụ tinh ống nghiệm ở đâu tốt nhất – Top 5 địa chỉ uy tín
Hiện nay có rất nhiều bệnh viện có thể thực hiện thụ tinh ống nghiệm.Tuy nhiên tỉ lệ thành công ở mỗi nơi khác nhau. Vậy làm thụ tinh ống nghiệm ở đâu tốt nhất? Sau đây là những cơ sở bệnh viện có vật chất, kỹ thuật hiện đại, các bác sỹ giàu kinh nghiệm. Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương địa chỉ thụ tinh ống nghiệm uy tín, chất lượng Theo các thống kê từ Bệnh viện, tỷ lệ thành công mang thai khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF tại bệnh viện đạt tỷ lệ 28% đến 30% mỗi chu kỳ điều trị. Bệnh viện là một trong những bệnh viện đầu ngành , tuyến đầu về sản phụ khoa trực thuộc Bộ Y tế được nhiều người tin tưởng và đánh giá cao khi thực hiện dịch vụ IVF. Một số kỹ thuật cao được áp dụng tại bệnh viện như : Đông lạnh các phôi bằng phương pháp thủy tinh hóa Kỹ thuật nuôi trứng non trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) Hỗ trợ phôi thoát màng Nuôi cấy phôi trong điều kiện, môi trường oxy thấp Thực hiện kỹ thuật nuôi cấy các phôi nang Trữ lạnh các mô tinh hoàn. Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn – thành phố Hà Nội Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn là bệnh viện tư nhân đầu đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép chính thức thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Hệ thống trang thiết bị hiện đại tiên tiến, cùng với độ ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, bệnh viện đã giúp cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn có con thành công. Bệnh viện Bạch Mai Có lẽ cái tên Bệnh viện Bạch Mai đã không còn gì xa lạ với mọi người ở khu vực phía Bắc. Khoa hỗ trợ sinh sản thuộc bệnh viện đã đi vào hoạt động từ năm 2014 và thực hiện được hầu hết các kỹ thuật hiện đại, các kỹ thuật khó tại Việt Nam. Đặc biệt, thế mạnh tại bệnh viện là thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thành công với những người mang bệnh hoặc sau xạ trị, đem lại cơ hội làm cha mẹ cho rất nhiều người. Trung tâm hỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghép tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện Đại học Y Hà Nội được đưa vào hoạt động từ năm 2014. Hàng tháng, trung tâm tiến hành khám và tư vấn vô sinh hiếm muộn cho hơn 200 lượt. Tính tới thời điểm hiện tại, Khoa đã thực hiện trên 500 ca thụ tinh trong ống nghiệm IVF, hơn 300 ca thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Các kỹ thuật khó được áp dụng tại bệnh viện công có thể kể đến như : Trích xuất tinh trùng từ mào tinh ( PESA; MESA), bơm tinh trùng vào trong bào tương noãn ICSI… Bệnh viện Từ Dũ, đáp án cho câu hỏi thụ tinh ống nghiệm ở đâu tốt nhất Từ lâu, Bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện đầu ngành sản phụ khoa chuyên điều trị vô sinh hiếm muộn tại khu vực Miền Nam . Bệnh viện cũng là nơi gắn liền với nhiều sự kiện nổi bật nhất, các cột mốc đáng nhớ về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam. Đây là bệnh viện nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh với hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, bệnh viện Từ dũ là nơi rất nhiều thế hệ em bé được sinh ra, mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có cơ hội được làm cha mẹ. Đây được coi là bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam về điều trị vô sinh hiếm muộn và thụ tinh ống nghiệm IVF với tỷ lệ thành công tương tự các trung tâm danh tiếng tại Singapore, Mỹ, Úc… Trên đây là những gợi ý về địa chỉ thụ tinh ống nghiệm ở đâu tốt nhất và uy tín nhất hiện nay. Hy vọng trong bài viết này có thể giúp các cặp vợ chồng lựa chọn cho mình một cơ sở, địa chỉ thăm khám và điều trị vô sinh hiếm muộn phù hợp với mình, tránh trường hợp mất thời gian và tiền bạc khi thăm khám và điều trị tại các cơ sở kém uy tín

Tắc vòi trứng là gì? Thường gặp ở những đối tượng nào?
Tắc vòi trứng là căn bệnh khiến không ít chị em cảm thấy lo ngại. Vậy thực chất hiện tượng tắc vòi trứng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của căn bệnh này ra sao? Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan tới tắc vòi trứng trong bài viết dưới đây. Tắc vòi trứng là gì? Có những loại nào? Khái niệm tắc vòi trứng Ống dẫn trứng là một ống cơ có kích thước như sợi tóc, nối buồng trứng và tử cung. Ống dẫn trứng hoạt động theo cả 2 chiều: đưa trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung, đồng thời giúp tinh trùng di chuyển từ tử cung đến gặp trứng và thụ tinh. Chính vì vậy ống dẫn trứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Tắc vòi trứng là tình trạng ống dẫn trứng bị chít hẹp lại bởi một số nguyên nhân. Do đó gây cản trở đường đi của trứng về tử cung. Làm cho trứng đã được thụ tinh không thể di chuyển qua vòi trứng đến tử cung để làm tổ. Dẫn đến mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Phân loại tắc ống dẫn trứng Tắc ống dẫn trứng được phân loại thành nhiều dạng dựa vào vị trí và nguyên nhân gây tắc như: Hydrosalpinx: tắc do chất lỏng, dịch tích tụ trong vòi trứng (ứ nước vòi trứng) Pyosalpinx: tắc do mủ tích tụ trong vòi trứng (ứ mủ vòi trứng) Hematosalpinx: tắc do máu tích tụ trong vòi trứng (ứ máu vòi trứng) Viêm ống dẫn trứng mạn tính: tắc do ống dẫn trứng bị viêm. Tắc vòi trứng có biểu hiện gì? Top 4 dấu hiệu tắc vòi trứng dễ nhận biết nhất Vòi trứng bị tắc thường không gây ra biểu hiện hay dấu hiệu đặc biệt. Vì thế rất nhiều người không hề hay biết hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Điều này được phát hiện khi họ khó thụ thai và được kiểm tra bằng phương pháp chụp X-quang tử cung vòi trứng. Một số triệu chứng như cơn đau ở vùng bụng, tương tự với cơn đau xảy ra trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên mức độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người. Bên cạnh đó, người bị bệnh có thể gặp có thể gặp các vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt thất thường. Thời gian hành kinh kéo dài và nhiều hơn, kèm theo đó là hiện tượng đi tiểu nhiều lần khiến các chị em cảm thấy mệt mỏi. Khiến chị em bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Đối tượng thường bị tắc vòi trứng Nữ giới có lối sống quan hệ tình dục không an toàn, thiếu khoa học khiến âm đạo hoặc cổ tử dễ bị vi khuẩn gây hại tấn công. Từ đó gây viêm nhiễm, làm tắc vòi trứng. Vệ sinh vùng kín sai cách, không đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn gây bệnh phụ khoa. Các bệnh như viêm tử cung và làm tắc hẹp vòi trứng. Nữ giới thực hiện nạo phá thai nhiều lần hoặc thực hiện các thủ thuật liên quan đến bộ phận sinh dục. Dụng cụ không được đảm bảo khiến cổ tử cung dễ bị tổn thương, viêm nhiễm Phụ nữ có các khối u ở vòi trứng: Là các khối dịch lỏng hoặc rắn cư trú, phát triển bên trong vòi trứng và gây tắc, cản trở cho quá trình trứng đi vào tử cung. Bị tắc vòi trứng bẩm sinh: Các bé gái ngay từ khi sinh ra đã bị khiếm khuyết hoặc mất đi toàn bộ vòi trứng. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tắc ống dẫn trứng Không dễ để chẩn đoán xác định tình trạng tắc ống dẫn trứng. Trên thực tế, có 3 loại xét nghiệm chính được thực hiện: Chụp cản quang tử cung – vòi trứng (chụp HSG): kỹ thuật chụp X quang với thuốc cản quang được tiêm vào tử cung và vòi trứng. Thuốc cản quang có thể nhìn thấy trên film X quang, vì vậy nếu không thấy dung dịch thuốc chảy vào ống dẫn trứng thì có thể ống dẫn trứng đã bị tắc. Siêu âm bơm nước buồng tử cung (SHG): phương pháp tương tự như chụp cản quang tử cung – vòi trứng nhưng sử dụng sóng âm để quan sát được hình ảnh của ống dẫn trứng. Nội soi ổ bụng: bác sĩ dùng ống soi và camera nhỏ để chụp ảnh ống dẫn trứng từ bên trong. Đây là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán tắc ống dẫn trứng, tuy nhiên các bác sĩ thường không sử dụng phương pháp này trong giai đoạn sớm vì đây là một phương pháp xâm lấn và không có hiệu quả điều trị. Bác sĩ có thể khai thác bệnh sử để góp phần vào chẩn đoán bệnh. Ví dụ một phụ nữ bị vỡ ruột thừa trước đó, khi gặp khó khăn trong việc thụ thai, thì bác sĩ có thể nghĩ đến việc người phụ nữ này bị tắc ống dẫn trứng. Khi được chẩn đoán về tình trạng tắc vòi trứng, chị em nên chủ động thăm khám và điều trị sớm, bởi nếu để lâu tình trạng bệnh sẽ trở nên phức tạp và thời gian điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn. Y học hiện đại và phát triển đem lại cho người bệnh nhiều hi vọng, do đó khi bị tắc vòi trứng, người bệnh không nên quá lo lắng, hãy tin tưởng và tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên môn để có hiệu quả tốt nhất.

Xin trứng làm thụ tinh ống nghiệm – Những điều cần lưu ý
Đối với những trường hợp nữ giới vô sinh, hiếm muộn, đã điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không mang lại hiệu quả thì kỹ thuật xin trứng làm thụ tinh ống nghiệm là cứu cánh cuối cùng giúp các cặp vợ chồng có con. Vậy nên chọn người cho trứng như thế nào? Xin trứng ở đâu và thủ tục xin trứng như thế nào? Dưới đây là các thông tin cần biết. Tại sao phải xin trứng làm thụ tinh ống nghiệm Đối với những người phụ nữ bình thường, cứ mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có một vài trứng trưởng thành, rụng xuống kết hợp với tinh trùng rồi phát triển thành phôi và làm tổ trong tử cung. Một số trường hợp buồng trứng dự trữ của chị em bị cạn kiệt, không còn trứng hoặc nang trứng chất lượng kém không thể tạo thành phôi, do đó họ cần xin trứng để thực hiện kỹ thuật. Theo đó, những người dưới đây là đối tượng cần phải xin trứng: Không có buồng trứng. Người có buồng trứng nhưng gặp những bất thường: ung thư, cắt buồng trứng, tai nạn. Đã thực hiện thủ thuật kích trứng vài lần nhưng trứng thu được có chất lượng không tốt. Mắc những bệnh về di truyền. Chọn người cho trứng như thế nào? Độ tuổi: Tuổi càng trẻ càng tốt, khoảng từ 21 đến 30 tuổi; Đã từng quan hệ tình dục; Chỉ số BMI bình thường; Trình độ học vấn tốt (để có những đứa con thông minh); Không sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, ma túy; Không mắc bệnh mạn tính, bệnh di truyền. Tiền sử gia đình không mắc bệnh di truyền, bệnh mạn tính có tính chất di truyền; Nên chọn người cho trứng có những nét trên khuôn mặt giống mình; Trước khi cho trứng phải làm các xét nghiệm gì? Người cho trứng phải có sức khỏe và chất lượng buồng trứng ổn định Các xét nghiệm cần làm đối với người cho trứng Khai thác kĩ tiền sử bản thân, tiền sử gia đình, khám lâm sàng Xét nghiệm sàng lọc giống với người mẹ vì người này cũng trải qua quá trình kích trứng Xét nghiệm nhiễm sắc thể, xét nghiệm nhóm máu: nên chọn người nhóm máu giống cha hoặc mẹ vì khi trẻ lớn lên, sẽ có những thắc mắc nghi ngờ nếu không cùng nhóm máu với bố mẹ. Những biến chứng có thể xảy ra khi xin trứng làm thụ tinh ống nghiệm Bí quyết giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm – Những điều cần biết Kỹ thuật xin trứng làm thụ tinh ống nghiệm mang đến tỷ lệ thành công cao cho phương pháp hỗ trợ sinh sản này.Tuy nhiên, vẫn có một số biến chứng xảy ra khi thực hiện, chiếm 0,1%. Một số biến chứng thường gặp: Xoắn buồng trứng Đây là tình trạng dây treo ở buồng trứng bị xoắn, khiến cho lượng máu cần để nuôi buồng trứng bị giảm. Vì thế, cần phải theo dõi những triệu chứng ở người cho trứng như: đau bụng từng cơn dữ dội ở vùng bụng dưới bên phải hoặc bên trái, kèm theo đó là nôn ói, tiêu chảy. Khắc phục tình trạng này bằng phương pháp nội soi tháo xoắn buồng trứng. Xuất huyết buồng trứng Tình trạng này khá nghiêm trọng khiến chảy máu ở buồng trứng. Triệu chứng: người mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao, đau bụng hoặc có thể đau lan lên vai. Biện pháp điều trị được áp dụng: dùng thuốc cầm máu, nếu không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ tiến hành nội soi cầm máu buồng trứng. Xuất huyết bàng quang Bị chảy máu ở bàng quang khiến người cho trứng sẽ bị tiểu đỏ. Điều trị: bác sĩ sẽ kê thuốc cầm máu và khuyến cáo uống nhiều nước. Nếu tình trạng bệnh tăng nặng thì có thể phải thực hiện súc rửa bàng quang. Quá kích buồng trứng Tình trạng quá kích khiến hai buồng trứng to, xuất hiện dịch ở ổ bụng hay màng phổi,… Triệu chứng: khó thở, bí tiểu, nôn ói, đau bụng. Điều trị: bù dịch, uống nhiều nước, nặng hơn cần chọc hút dịch ổ bụng,… Quan điểm sai lầm Một số phụ nữ sợ cho trứng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này do “hết trứng”. Đây là một cách nghĩ không đúng. Khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, bác sỹ sẽ sử dụng thuốc nội tiết để kích thích nhiều nang được chiêu mộ cùng phát triển thay vì bị thoái hoá của chu kỳ đó (nếu không sử dụng thì những nang trứng này cũng bi mất đi), hoàn toàn không ảnh hưởng đến những nang trứng của các chu kỳ sau. Vì vậy thụ tinh ống nghiệm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của người cho trứng. Với những thông tin cung cấp của chúng tôi, bạn đã giải đáp được thắc mắc xin trứng làm thụ tinh ống nghiệm? Vậy thì, đừng bỏ lỡ cơ hội để thực hiện thiên chức làm cha, làm mẹ của mình bằng cách đến các trung tâm y tế uy tín để tiến hành thực hiện kỹ thuật xin trứng thụ tinh nhân tạo này nhé!

Thụ tinh ống nghiệm có đau không? Kinh nghiệm giảm đau
Chọc hút trứng là thủ thuật đầu tiên trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm IVF khiến nhiều mẹ lo sợ. Chọc hút trứng có đau không, có nguy hiểm không, nên ăn gì?… Đều là những điều bác sĩ thường xuyên được hỏi nhất. Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho những thắc mắc về Thụ tinh ống nghiệm có đau không nhé! Giải đáp thực hư thụ tinh ống nghiệm có đau không? Theo các bác sĩ làm trong ngành hỗ trợ sinh sản và trải nghiệm từ các mẹ bầu thai IVF đã khẳng định: Làm IVF không đau, phương pháp này được thực hiện thông qua nhiều bước khác nhau. Cụ thể như sau: Khi tiêm thuốc kích trứng Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ vô sinh ở nữ giới ngày càng cao. Chính là do rối loạn về trứng và ống dẫn trứng bị tắc. Bởi vậy, tiêm thuốc kích trứng là thủ thuật giúp làm tăng cơ hội thụ thai đối với các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Hiện nay, với tiến bộ của y học hiện đại, số lượng mũi tiêm kích trứng cũng được giảm xuống đáng kể. Chỉ còn khoảng 7 mũi và thường được tiêm dưới da trong một chu kỳ kích trứng nên hoàn toàn không gây cảm giác đau. Thụ tinh ống nghiệm có đau không: Khi chọc hút trứng Quá trình chọc hút trứng cũng không gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Bởi vì trước khi chọc hút trứng, người vợ sẽ được bác sĩ gây mê tĩnh mạch tại chỗ. Do đó trong suốt quá trình thủ thuật này diễn ra người bệnh không phải chịu bất kỳ cảm giác đau đớn nào. Thời gian thực hiện chọc hút trứng chỉ kéo dài từ 10- 15 phút mỗi ca. Sau khi quá trình này hoàn tất, người bệnh sẽ được theo dõi sức khỏe trong vòng khoảng 2 giờ và có thể về nhà. Sau thủ thuật, bệnh nhân có thể bị đau vùng hạ vị và có dấu hiệu đau tăng lên dù đã sử dụng thuốc giảm đau. Chảy máu âm đạo thì cần quay lại bệnh viện để kiểm tra kịp thời. Khi chuyển phôi Với quá trình chuyển phôi những cơn đau cũng sẽ không xảy đến với bạn, bởi thủ thuật chỉ diễn ra trong 15 phút. Được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm cùng kỹ thuật hiện đại. Theo đó, các bác sĩ sẽ đưa một ống nhựa mềm hay còn gọi là catheter qua đường âm đạo. Sau đó qua cổ tử cung và bơm dung dịch chứa phôi trực tiếp vào vị trí tốt nhất trong tử cung của người mẹ để thực hiện quá trình thụ tinh. Sau khi thủ thuật hoàn tất, người bệnh được chỉ định nghỉ ngơi khoảng 1 giờ tại bệnh viện là có thể về nhà. Kinh nghiệm giúp giảm cơn đau khi làm IVF Để bạn không phải lo lắng làm IVF có đau không chúng tôi xin bật mí một số kinh nghiệm làm giảm cơn đau khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm này. Trước khi chọc hút trứng Sức khỏe tốt quyết định rất lớn đến tỷ lệ thành công khi chọc hút trứng cũng như giúp chị em bớt đau hơn rất nhiều. Trước ngày thực hiện thủ thuật này, chị em cần đảm bảo duy trì giấc ngủ đầy đủ 8 giờ đồng hồ, nghỉ ngơi hợp lý bất cứ lúc nào thấy cơ thể mệt mỏi. Thời gian từ 8- 10 tiếng đồng hồ trước khi chọc hút trứng, chị em cần nhịn ăn, để bụng rỗng. Tuyệt đối không sử dụng các đồ uống chứa cồn như bia rượu, chất kích thích… Với những đồ trang sức, kính áp tròng chị em cũng không nên mang theo khi tiến hành thủ thuật. Ngoài ra, các loại sơn móng tay, móng chân cũng cần phải tẩy sạch sẽ hoàn toàn. Về quan hệ vợ chồng, bạn cần kiêng quan hệ từ 3-5 ngày trước khi thực hiện thủ thuật chọc hút trứng. Tốt nhất, chị em cần giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn và tránh tuyệt đối để bản thân bị stress quá mức. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kết quả chọc hút và có thể khiến bạn bị đau đấy. Sau khi chọc hút trứng Người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề về chế độ sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Dành trọn vẹn ngày đầu tiên để nghỉ ngơi, thư giãn: Tốt nhất chị em nên dành trọn vẹn ngày đầu tiên để thư giãn và nghỉ ngơi để có thể trạng tốt nhất. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Nước rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là những phụ nữ sau khi thực hiện chọc hút trứng. Hãy lựa chọn các loại nước uống đóng chai tinh khiết, các loại nước ép trái cây, sinh tố. Tự làm hoặc các loại trà thảo dược tự nhiên an toàn và tốt cho sức khỏe. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Với trường hợp phụ nữ sau khi chọc hút trứng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa các thành phần canxi, sắt, axit folic trong thực đơn hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu đạm bạn có thể thường xuyên sử dụng như hải sản, thịt, cá, hay thực phẩm chứa chất béo omega3 như các loại trái cây, ngũ cốc, bông cải xanh,… Kiêng quan hệ vợ chồng từ 2-3 ngày: 2- 3 ngày sau khi làm IVF vợ chồng bạn nên hạn chế quan hệ tình dục để tránh ảnh hưởng đến việc thụ thai. Đến bệnh viện khám ngay sau khi có các dấu hiệu: Trong […]