Cảnh báo 4 nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung ở nữ giới

Tình trạng lạc nội mạc tử cung là căn bệnh khá nguy hiểm cho phụ nữ, đặc biệt là những người đang ở độ tuổi sinh nở. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng cho cả sức khỏe người bệnh hiện tại cũng như ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân lạc nội mạc tử cung để kịp thời phòng tránh nhé!
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây lạc nội mạc tử cung, chẳng hạn như
- Chưa từng sinh con;
- Có người thân (mẹ, dì hoặc chị em gái) bị lạc nội mạc tử cung;
- Trào ngược kinh nguyệt do tắc nghẽn lại bởi một bệnh lý nào đó;
- Tiền sử viêm vùng chậu;
- Tử cung bất thường;
- Có kinh trước 12 tuổi;
- Hình dạng bất thường của tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo làm tắc nghẽn kinh nguyệt.
Sự nguy hiểm của lạc nội mạc tử cung

Tình trạng màng trong tử cung xuất hiện ở nhiều nơi trong cơ thể để nhằm đáp ứng với những sự thay đổi của nội tiết tố nữ estrogen. Các mô “bị lạc” này có thể phát triển, gây chảy máu tương tự như niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt.
Lạc nội mạc tử cung gây ảnh hưởng đến những mô xung quanh, gây kích thích, viêm và sưng. Sự phá hủy và gây chảy máu của các mô này mỗi tháng làm hình thành nên mô sẹo, gọi là sự kết dính. Đôi khi sự kết dính xảy ra có thể khiến các cơ quan bị dính vào nhau.
Vô sinh: Biến chứng chính của lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng ngăn chặn sự phóng noãn. Vòi trứng cũng có thể bị tắc nghẽn, bị dính làm trứng và tinh trùng không gặp nhau. Bên cạnh đó trứng hoặc tinh trùng có thể bị phá hủy.
Ung thư: Mặc dù rất hiếm, nhưng lạc nội mạc tử cung có thể gây ung thư buồng trứng hoặc u lạc nội mạc tử cung.
Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung
Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã chỉ ra một số tác nhân có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung:
Kinh nguyệt bị trào ngược
Trong những ngày hành kinh, dòng máu mang những tế bào nội mạc tử cung trào ngược vào vòi trứng và khoang vùng chậu, thay vì thoát ra ngoài cơ thể. Những tế bào này dính vào thành khung chậu và bề mặt các cơ quan trong khu vực chậu. Sau đó chúng tiếp tục phát triển, dày lên và chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung – Những nữ giới từng thực hiện phẫu thuật ở tử cung
một số trường hợp cần thực hiện can thiệp ở tử cung như điều trị viêm tử cung hay mổ lấy thai nhi ở phụ nữ có bầu sẽ khiến cho sẹo hình thành ở vị trí phẫu thuật. Tại vị trí sẹo này sẽ là vị trí mà tế bào tử cung dính vào gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung do mạch máu và dịch mô di chuyển đến.
Bất thường hệ miễn dịch
Bất thường trong hệ miễn dịch của người bệnh khiến cho việc phát hiện ra sớm các mô nội mạc đang phát triển ở bên ngoài tử cung không xảy ra để kịp thời phá hủy toàn bộ phần niêm mạc đó.
Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung – Rối loạn hormone estrogen

Sự rối loạn hormone estrogen trong cơ thể làm cho biến đổi các tế bào phôi thai trong cơ thể thành nội mạc tử cung khi đang dậy thì, vì là tế bào lạ nên sẽ gây ra nhiều bất thường cho sức khỏe của nữ giới.
Biểu hiện lạc nội mạc tử cung
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm:
- Xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong thời kỳ hành kinh và cơn đau càng ngày càng nặng theo thời gian;
- Đau thắt lưng và đau bụng;
- Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục;
- Đau khi đại tiện, tiểu tiện trong kỳ kinh nguyệt;
- Thời gian hành kinh của bạn có thể kéo dài hơn hoặc bị chảy nhiều máu hơn;
- Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục;
- Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn. Đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt;
- Đau dữ đội trong thời kỳ kinh nguyệt;
- Đau trước và trong kỳ kinh;
- Đau khi quan hệ tình dục;
- Vô sinh;
- Mệt mỏi;
- Gặp một số rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách phòng bệnh khi tìm ra nguyên nhân lạc nội mạc tử cung
Bạn không thể ngăn ngừa lạc nội mạc tử cung tìm đến mình. Thế nhưng, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh bằng cách giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể bằng cách:
- Nhờ bác sĩ tư vấn về các phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc viên, miếng dán hoặc vòng tránh thai nội tiết.
- Tập thể dục thường xuyên (tối thiểu 4 giờ/tuần) để duy trì tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể thấp. Kết hợp tập thể dục và giảm lượng chất béo sẽ giúp giảm nồng độ estrogen trong cơ thể.
- Tránh uống nhiều rượu: Các nghiên cứu đã chứng minh rượu làm tăng nồng độ estrogen. Do đó, bạn không nên uống nhiều hơn 1 ly mỗi ngày.
- Hạn chế thức uống chứa caffeine: Dung nạp nhiều hơn một loại đồ uống có chứa caffeine mỗi ngày, đặc biệt là soda và trà xanh, có thể làm tăng nồng độ estrogen.
Lạc nội mạc tử cung gần như là một bệnh bẩm sinh và không có cách nào phòng tránh. Bệnh tuy lành tính nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, hãy đến ngay cơ sở uy tín thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời.